“Cột mỡ” lãi suất cao

“Cột mỡ” lãi suất cao

“Cột mỡ” lãi suất cao

Có những cách để xem mức độ khao khát huy động của ngân hàng bằng lãi suất cao hiện nay…

Để ứng xử với hướng sửa Thông tư 36, ngân hàng hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa huy động vốn ngắn. Mở rộng được quy mô vốn ngắn hạn càng lớn thì càng co hẹp tỷ lệ đã sử dụng để cho vay trung dài hạn. Nhưng lãi suất các kỳ hạn ngắn phổ biến vẫn túc tắc dưới trần cho phép.

Để ứng xử với hướng sửa Thông tư 36, ngân hàng hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa huy động vốn ngắn. Mở rộng được quy mô vốn ngắn hạn càng lớn thì càng co hẹp tỷ lệ đã sử dụng để cho vay trung dài hạn. Nhưng lãi suất các kỳ hạn ngắn phổ biến vẫn túc tắc dưới trần cho phép.

Ngay sau khi các mức lãi suất cao được phản ánh tràn ngập trong dòng chảy thông tin thời sự tuần qua, thực tế đã có những thay đổi thú vị.

Lý do mở rộng những mức lãi suất huy động VND 8-8,38%/năm được chú ý ở một phần tác động từ kế hoạch sửa đổi Thông tư 36 mà Ngân hàng Nhà nước đang làm.

Tuy nhiên, có câu hỏi nên xem xét: liệu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có nhất quyết xử lý chính sách quan trọng trên khi thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ đang đến gần?

Cũng lưu ý rằng, đây không phải là một chính sách đơn giản, mà có tác động lớn và mạnh, nhạy cảm nữa là nó đang tạo nhiều ý kiến và phản ứng khác nhau giữa các thành viên trên thị trường, thậm chí cả từ tiếng nói của nhà quản lý ngành kinh tế khác.

Với câu hỏi trên, có thể xem việc sửa Thông tư 36 còn là câu chuyện dài. Trước mắt, đang hiện hữu là những mức lãi suất cao.

Đánh đố người gửi

Có nhiều thông tin phản ánh ngân hàng đã nâng lãi suất huy động VND lên các mức cao. Để cụ thể hơn, hãy đến thẳng các quầy giao dịch, và thực tế đến cuối tuần qua đã có những thay đổi.

Xét về mức độ hấp dẫn trải đều, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đang có biểu lãi suất huy động VND đáng chú ý nhất trên thị trường hiện nay. Các kỳ hạn 12-36 tháng đồng loạt từ 7,2, 7,7 đến 8%/năm.

Tuy nhiên, tuần qua, một số khách hàng tại Hà Nội xách tiền đến gửi OCB kỳ hạn 13 tháng (biểu niêm yết trực tuyến đề 7,7%/năm) đã phải thất vọng, vì thực tế không gửi được, phải lùi về gửi loại 12 tháng với 7,2%/năm mà thôi.

Cũng tìm ở kỳ hạn 13 tháng, rời OCB đến Ngân hàng Bắc Á (BacABank), thực tế thì mức cao nhất 7,4%/năm cuối năm 2015 hiện đã giảm về 7,3%/năm.

Hay tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), mức cao nhất 8%/năm vừa mới niêm yết thì đến cuối tuần qua đã nhanh chóng thay bằng dấu hoa thị đỏ tại kỳ hạn thứ 13, với chú thích liên hệ để biết chi tiết.

Còn tại các ngân hàng khác đang công bố mức lãi suất huy động cao nhất 8-8,38%/năm thì sao?

Đó thực sự là những “cột mỡ” thực sự đối với đa số người gửi tiền. Bởi ngân hàng “bôi” các điều kiện trơn tuột đối với họ.

Đỡ trơn nhất, tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), mức 8%/năm áp cho kỳ hạn 36 tháng với khoản tiền gửi phải từ 10 tỷ đồng trở lên. Mức 10 tỷ đồng có thể khả dĩ với nhiều người, tuy nhiên, đó là lượng tiền mặt lớn, trứng nằm nhiều ở một giỏ và thời gian gửi rất dài.

Còn lại, những trường hợp công bố lãi suất từ 8%/năm trở lên áp điều kiện cực cao: phải là khoản gửi từ 100 tỷ đồng, thậm chí phải từ 500 tỷ đồng trở lên. Người có lượng tiền lớn như vậy chưa chắc đã gửi được, vì ngân hàng còn xem xét. Mà người có lượng tiền lớn như vậy, chắc gì họ đã ham hố phần nhỏ chênh lãi suất khi chọn ngân hàng để gửi.

Vì sửa Thông tư 36?

Các điều kiện đặt ra nói trên cũng đã cho thấy một phần mức độ tha thiết huy động của các ngân hàng ở những mức lãi suất cao đó. Vậy họ đặt ra để làm gì?

Các mức lãi suất huy động cao thường là cơ sở để tham chiếu tính lãi suất cho vay, cộng thêm biên độ khoảng 3-3,5%/năm.

Cho đến nay, rất hiếm ngân hàng thương mại chơi đẹp bằng cách tính lãi suất huy động bình quân cộng với biên độ nói trên để xác định lãi suất cho vay, mà chủ yếu chọn mức lãi suất huy động cao nhất để tính.

Và có một thực tế đang định hình. Người viết đã tập hợp được khá nhiều trường hợp khách hàng cá nhân đã vay từ 2-3 năm qua còn dư nợ, nợ gốc đã giảm dần nhưng tiền lãi trả đã cao hơn trong tháng 2 và 3 này, do lãi suất cho vay bắt đầu tăng lên.

Vậy những tác động nào khiến một số ngân hàng nâng mức lãi suất huy động cao nhất lên như vậy?

Đã có một số lý giải từ người trong cuộc. Điểm đầu tiên được chú ý là cầu tín dụng tăng lên ngay từ đầu năm nay, ngân hàng cần hút thêm vốn để đáp ứng.

Dẫn chứng đưa ra là đến cuối tháng 2/2016 tăng trưởng tín dụng dương, trong khi những năm trước chật vật âm. Tuy nhiên, thông tin này cũng cần xem xét lại, vì dữ liệu thống kê cho thấy hai tháng đầu năm 2015 tín dụng cũng tăng trưởng dương.

Một lý do khác, một số dự báo gần đây nhận định năm nay các ngân hàng sẽ khó cho vay ra mạnh hơn, do chính sách bắt đầu siết lại cũng như các giới hạn an toàn hoạt động nói chung chưa thực sự cải thiện (đặc biệt là tỷ lệ cho vay so với huy động bình quân vẫn ở mức rất cao).

Lý do trên đáng chú ý, vì xét theo cân đối giữa lượng và chất. Khi lượng cho vay khó tăng lên, áp lực lợi nhuận và áp lực phải có nguồn trích lập và xử lý nợ xấu, ngân hàng phải tăng chất (là lãi suất cho vay) để bù lại(?).

Còn ở thời điểm này, lý do nổi bật nhất được nhiều thông tin tuần qua gắn với hướng sửa Thông tư 36.

Như trên, sửa Thông tư 36 có thể còn là câu chuyện dài, nếu sửa thì sẽ có lộ trình chứ chưa tác động ngay. Thế nhưng, định hướng giảm giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 40% được cho là đã tác động đến lãi suất huy động.

Cụ thể, một số ngân hàng nhanh chân nâng mạnh lãi suất các kỳ hạn dài lên cao như trên để chuẩn bị trước cho khả năng giảm giới hạn nói trên; tăng nguồn vốn huy động kỳ hạn dài để đỡ tín dụng trung dài hạn.

Đó là một phần tác động từ hướng sửa Thông tư 36. Nhưng, nếu nhìn một cách đầy đủ hơn, thì không hẳn các ngân hàng rất tha thiết huy động vốn trung dài hạn với những mức lãi suất cao như vậy.

Để ứng xử với hướng sửa Thông tư 36 với tình huống giảm giới hạn nói trên, ngoài tăng huy động vốn dài, ngân hàng hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa huy động vốn ngắn. Mở rộng được quy mô vốn ngắn hạn càng lớn thì càng co hẹp tỷ lệ đã sử dụng để cho vay trung dài hạn.

Theo cách đó, chiếu vào lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn thì thấy, phần lớn các ngân hàng hiện nay vẫn túc tắc, chưa thấy bóng dáng thực sự của tác động sửa Thông tư 36. Hầu hết các ngân hàng hiện vẫn áp lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng dưới mức trần 5,5%/năm quy định, thậm chí nhiều thành viên áp khá sâu.

Và như trên, câu hỏi quyết sửa Thông tư 36 vào thời điểm này hay không vẫn còn để ngỏ.

(trích vneconomy.vn)

Share this post