Mở rộng tín dụng theo chiều sâu, lấy hiệu quả làm thước đo phát triển

Mở rộng tín dụng theo chiều sâu, lấy hiệu quả làm thước đo phát triển

Mở rộng tín dụng theo chiều sâu, lấy hiệu quả làm thước đo phát triển

Đó là một trong những mục tiêu được NHNN Phú Thọ đề ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2016.

Theo báo cáo của NHNN Chi nhánh Phú Thọ, năm 2015, ngành Ngân hàng tỉnh Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tình hình hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn cơ bản ổn định và phát triển.

ng Bùi Văn Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Thọ phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Ông Bùi Văn Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Thọ phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Nguồn vốn huy động có mức tăng trưởng ổn định, bảo đảm khả năng thanh khoản và chi trả; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm; dư nợ đã tăng trưởng khá cao, cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng tích cực, dòng vốn tín dụng tiếp tục được định hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, ngành hàng quan trọng như nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; nợ xấu trong tầm kiểm soát của các Tổ chức tín dụng;

Thị trường ngoại hối và vàng ổn định, phản ánh lòng tin của nhân dân về sự điều hành thị trường tiền tệ và hiệu quả của các giải pháp quản lý thị trường ngoại hối và vàng của NHNN. Vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Trên cơ sở chỉ đạo của NHNN, tình hình hoạt động tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn, trong năm 2015, NHNN Phú Thọ đã chủ động xây dựng kế hoạch giám sát, thanh tra trực tiếp các Tổ chức tín dụng với phương pháp và phương thức thanh tra đổi mới, từng bước chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, thu thập thông tin, NHNN tỉnh đã đưa ra những kiến nghị, cảnh bảo đối với các Tổ chức tín dụng, chi nhánh Tổ chức tín dụng nhằm ngăn ngừa những rủi ro trong hoạt động…

Tại hội nghị, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ông Bùi Văn Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Thọ ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Ngân hàng Phú Thọ trong năm qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

ng Bùi Văn Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Thọ phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Ông Bùi Văn Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Thọ phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Trên cơ sở những thành tích đã đạt được trong năm qua, ông Phạm Trường Giang, Phó Giám đốc phụ trách NHNN Phú Thọ đã cam kết một số định hướng chỉ tiêu cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể: ​Tổ chức, thực hiện tốt các cơ chế, điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý và điều hành lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, quản lý hoạt động thị trường vàng và ngoại tệ trên địa bàn tỉnh góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.

Đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt; tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhiều tiện ích, dễ tiếp cận. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và không ngừng nâng cao tính công khai, minh bạch hoạt động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác huy động vốn trên địa bàn, chấp hành quy định về lãi suất huy động, lãi suất cho vay và thu các loại phí theo quy định đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, giữ ổn định thị trường tiền tệ trên địa bàn. Ưu tiên tập trung vốn tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, nhất là vào các nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ (nông nghiệp, nông thôn; DNNVV; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; DN ứng dụng công nghệ cao) và các chương trình, dự án trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh.

Mở rộng tín dụng và các hoạt động khác theo chiều sâu, lấy hiệu quả làm thước đo phát triển. Tranh thủ tốt các nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số mặt hàng nông sản có thế mạnh, triển khai cho vay theo chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cơ chế, chính sách tín dụng xanh phục vụ cho tăng trưởng bền vững.

Tiếp tục thực hiện tốt phương án xử lý nợ xấu. Chủ động rà soát, kiểm tra đối với dư nợ cho vay để phân loại, trích lập dự phòng rủi ro và có biện pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro có kết quả. Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu, cơ cấu, sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, phù hợp với yêu cầu mới, đảm bảo tính hiệu quả, quản trị tốt rủi ro, nhất là địa bàn nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt chương trình cho vay đối với đối tượng chính sách xã hội, nhất là hộ nghèo, học sinh sinh viên, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường, vùng khó khăn, hộ nghèo về nhà ở, hộ dân tộc thiểu số theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Tham mưu để thực hiện tốt việc cho vay vốn theo chuẩn nghèo mới (phương pháp tiếp cận theo đa chiều) của Chính phủ…

( trích thoibaonganhang)

Share this post