Rủi ro công nghệ trong ngân hàng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Rủi ro công nghệ trong ngân hàng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Rủi ro công nghệ trong ngân hàng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đang được các ngân hàng ứng dụng mạnh mẽ trong các sản phẩm dịch vụ của mình. Theo đó, các dịch vụ như mobile banking, internet banking… ngày càng phát triển và được nhiều khách hàng sử dụng                                                            Rủi ro công nghệ trong ngân hàng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Tuy nhiên, đi đôi với những đổi mới này là nguy cơ rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro gian lận với mức độ tác động ngày càng lớn. Đặc biệt là tội phạm công nghệ cao tấn công vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ tinh vi. Đây đang là mối quan tâm lớn cả về phía cơ quan quản lý cũng như từ phía các ngân hàng. Vì thế, phòng ngừa rủi ro công nghệ số trở thành yêu cầu tất yếu đối với ngân hàng.

Với xu hướng sử dụng thẻ thanh toán điện tử ngày càng trở nên phổ biến, số lượng người dùng thẻ ngân hàng ngày càng tăng. Thống kê của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho thấy, lượng thẻ phát hành trên toàn quốc đã đạt gần 86 triệu thẻ, trong đó, gần 90% là thẻ nội địa, 10% là thẻ quốc tế. Việc sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền đang được các tội phạm công nghệ sử dụng nhiều thời gian qua. Đối tượng phạm tội công nghệ cao là người nước ngoài cũng gia tăng.

Vào tháng 5/2015, trinh sát Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 – Công an Hà Nội) cùng lực lượng nghiệp vụ đã bắt giữ Asadchikh Serhiy (30 tuổi, quốc tịch Ukraine) nhập cảnh vào Việt Nam bằng hình thức du lịch đang dùng thẻ ATM giả rút tiền tại một cây ATM trên phố Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm). Khám xét trong ba lô người này, cảnh sát phát hiện 60 thẻ ngân hàng dạng từ, hơn 50 triệu đồng và nhiều giấy tờ khả nghi.

Tương tự với thủ đoạn dùng thẻ ATM giả đi rút tiền, tháng 10/2015 Công an tỉnh Khánh Hòa phối hợp với BIDV Chi nhánh Khánh Hòa đã bắt giữ 2 đối tượng Troian Aleksei (SN 1983, quốc tịch Nga) và Kotets Viacheslav (SN 1986, quốc tịch Nga) dùng thẻ giả rút tiền tại ATM, thu giữ hơn 250 thẻ ATM các loại. Tổng số tiền thu được từ các đối tượng là hơn 400 triệu đồng.

Gần đây nhất, ngày 14/12/2015, Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phát hiện và bắt giữ, tạm giam 2 đối tượng người nước ngoài là Joel David Richards (25 tuổi, quốc tịch Anh) và Rudy Manoel Daas (34 tuổi, quốc tịch Hà Lan) về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn chung của các đối tượng này là dùng thẻ ATM giả cùng nhiều thiết bị điện tử để chế tạo thẻ ATM giả, rút tiền của các ngân hàng.

Có thể nói, tình hình tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra phức tạp với việc hình thành đường dây mua bán, sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng online, thanh toán trực tuyến tại Việt Nam.

Hiện tượng đánh cắp thông tin thẻ của người sử dụng để chế tạo thẻ ATM giả rút tiền tại các cây ATM, lợi dụng hệ thống thanh toán qua POS để lấy tiền của ngân hàng… diễn ra ngày càng nhiều và tinh vi hơn. Theo Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục gia tăng về số lượng và mức độ tinh vi gây thiệt hại lớn cho cả ngân hàng và khách hàng.

Thời gian qua tại Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ làm thẻ tín dụng giả và đã bị phát hiện bắt giữ. Tội phạm này thường là lắp đặt thiết bị trộm cắp thông tin thẻ tại các cây ATM, sau đó làm giả thẻ để rút tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ. Làm giả thẻ thanh toán khống qua POS để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ, ngân hàng…

Bởi vậy, để hạn chế loại tội phạm này, người sử dụng thẻ tín dụng phải hết sức cẩn trọng trong quá trình thanh toán thẻ online qua mạng internet. Thực hiện giao dịch thanh toán thẻ, thanh toán ở những trang web uy tín. Cần cẩn trọng trong việc khai báo cung cấp thông tin số tài khoản người dùng thẻ…

Trước thực trạng tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi cần có sự vào cuộc của cả cơ quan chức năng, ngân hàng và chính người tiêu dùng. Thời gian qua, rất nhiều ngân hàng đã chủ động phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tiến hành ký quy chế phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Qua đó có thể biết được các thông tin về tội phạm CNTT, giúp các ngân hàng sớm nhận biết phương thức, thủ đoạn tấn công cũng như cách thức phòng ngừa… Đồng thời các ngân hàng cũng chủ động đầu tư ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp công tác bảo mật tốt hơn.

Theo NHNN, hiện NHNN cũng đã đẩy mạnh phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT&TT, các công ty cung cấp giải pháp an ninh CNTT để xây dựng, triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh cho hoạt động ngân hàng. Công nghệ ngày càng phát triển thì rủi ro trong lĩnh vực cũng rất lớn. Do đó các ngân hàng cần chủ động xây dựng những biện pháp phòng ngừa để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho cả ngân hàng và khách hàng.

( trích dichvunganhanghiendai)

Share this post