5 cách để có thể kiểm tra được sổ tiết kiệm trong ngân hàng còn hay mất

5 cách để có thể kiểm tra được sổ tiết kiệm trong ngân hàng còn hay mất

5 cách để có thể kiểm tra được sổ tiết kiệm trong ngân hàng còn hay mất

Gần đây nhiều người đang rất hoang mang sau vụ việc nguyên giám đốc chi nhánh OceanBank ở Hải Phòng cùng hai nhân viên đã mất tích với 17 sổ tiết kiệm trị giá hơn 400 tỷ đồng. Chủ nhân của 17 sổ tiết kiệm này cho biết đã mở sổ vào ngân hàng cách đây 5 năm (hình thức lĩnh lãi cuối kỳ) nhưng gần đây tới tất toán thì phát hiện thẻ tiết kiệm bị cho là giả mạo, tiền cũng không vào hệ thống OceanBank.

Dưới đây là 5 cách đơn giản giúp người gửi biết tiền đã vào hệ thống ngân hàng hợp lệ và an toàn hay chưa, để tránh tình trạng mất tiền oan như những nạn nhân trong câu chuyện trên.

1. Kiểm tra lại số dư sổ tiết kiệm ngay khi gửi

cach-kiem-tra-tien-trong-ngan-hang-1

Việc đầu tiên sau khi mở sổ tiết kiệm, bạn nên chủ động kiểm tra xem tiền của mình đã được gửi vào hệ thống ngân hàng hay chưa? Nếu muốn cẩn thận hơn thì bạn có thể đến chi nhánh khác của ngân hàng kiểm tra lại trên hệ thống của họ xem số tiền đó có đúng đã trong tài khoản của mình.

2. Gọi điện lên tổng đài chăm sóc dịch vụ

Ngoài cách trên, thì bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp đến số điện thoại tổng đài của ngân hàng để kiểm tra. Muốn kiểm tra được bằng cách này, bạn phải khai báo thông tin cá nhân với các nhân viên tổng đài để được kiểm tra số dư của mình. Hầu hết ở tất cả các ngân hàng đều tự động ghi âm cuộc gọi, đây có thể là bằng chứng cần thiết có khách hàng nếu sau này xảy ra những sự cố đáng tiếc.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách này đấy là, tổng đài dịch vụ rất khó liên lạc và có thể mất phí gọi (nếu gọi các số đầu 1900xxx).

3. Kiểm tra trên Internet Banking

cach-kiem-tra-tien-trong-ngan-hang-3

Đây có lẽ là cách kiểm tra đơn giản và thuận lợi nhất hiện nay. Khách hàng chỉ cần ra đăng ký tại ngân hàng mình mở sổ, sau đó đăng nhập tài khoản, mật khẩu và bạn có thể kiểm tra được mọi lúc, mọi nơi. Khi truy cập Internet Banking (mobile banking), bạn có thể dễ dàng kiểm tra được cả số dư tài khoản thanh toán lẫn số dư tại các sổ tiết kiệm (dù gửi tại quầy hay gửi online).

4. Nhắn tin SMS Banking

sms-banking-dich-vu-tien-ich-ngan-hang-5

Chỉ với 1.000 đồng là bạn có thể nhắn tin để có thể truy vấn số dư tài khoản của mình ngay lập tức. Tuy nhiên, dịch vụ truy vấn tài khoản bằng tin nhắn hiện chưa được phổ cập rộng rãi với người dùng.

Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ sổ tiết kiệm “bốc hơi” gần đây, một số nhà băng như OceanBank đã có dịch vụ nhắn tin truy vấn số dư thẻ tiết kiệm. Để nắm được cú pháp nhắn tin của từng ngân hàng, bạn có thể liên hệ với Trung tâm chăm sóc khách hàng của các nhà băng.

5. Dùng QR Code

Hiện nay nhiều ngân hàng nước ngoài có tích hợp sẵn ứng dụng QR Code trên mỗi sổ tiết kiệm họ phát hành cho khách hàng. Với ứng dụng này, các khách hàng hoàn toàn có thể kiểm tra được sổ của mình là thật hay giả và tình trạng sổ tiết kiệm của mình đã được vào hệ thống hay chưa. Tuy dịch vụ này đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích là vậy, thế nhưng ở Việt Nam ứng dụng này chưa thực sự được phổ biến rộng rãi ở khắp các ngân hàng, hiện chỉ có 1 ngân hàng sử dụng ứng dụng này.

(Nguồn quantrimang)

Share this post