Vốn ngân hàng nâng đỡ miền Tây
Tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn 13 tỉnh khu vực ĐBSCL đến cuối năm 2015 ước tăng 12,54% so với cuối 2014, chiếm 8,36% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế Tín dụng trọng điểm bứt phá
Ngày 11/12, tại TP. Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2015, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã tham dự và thông tin về vai trò cung ứng vốn hỗ trợ phát triển kinh tế vùng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm 2015 đến nay, hầu hết các chương trình tín dụng trọng điểm của Chính phủ như: Chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, cho vay thu mua lúa gạo, cho vay phát triển thủy sản, cho vay hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch… đều có tăng trưởng khá mạnh.
Cụ thể, tính đến thời điểm hiện nay, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn tại 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2014. Trong đó, cho vay theo Chương trình thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP của Chính phủ (cho vay theo chuỗi) đạt khoảng 3.587 tỷ đồng, chiếm gần 64% tổng số vốn cam kết cho vay cả chương trình.
Hiện các TCTD tại 6 tỉnh/thành khu vực ĐBSCL đã cho vay đối với 10 dự án liên kết chuỗi của 10 DN và các dự án đều đã tiếp cận được vốn, vận hành có hiệu quả mang lại lợi nhuận thực tế cho các hộ nông dân tham gia chuỗi.
Về cho vay thu mua lúa gạo, tính đến hiện nay, dư nợ của các TCTD đã tăng khoảng 12% so với cuối năm 2014, chiếm khoảng 75% tổng dư nợ cho vay lúa gạo toàn quốc. Trong khi đó, hoạt động cho vay lĩnh vực thủy sản (theo Văn bản số 1149/TTg-KTN) cũng có mức tăng gần 5%. Dư nợ cho vay nuôi trồng, thu mua, chế biến cá tra tăng 6,53% so với cuối năm 2014, tập trung ở một số tỉnh có lợi thế lớn về thủy sản như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Kết quả cho vay theo Nghị định số 67 của Chính phủ cũng có sự bứt phá lớn. Theo đó, đến giữa tháng 11/2015 khu vực ĐBSCL đã có 41 chủ tàu tại tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang được vay vốn với số tiền 153 tỷ đồng để đóng mới 39 tàu và nâng cấp 3 tàu khai thác hải sản xa bờ.
Hỗ trợ mạnh cho công tác an sinh
Ngoài việc tài trợ nguồn vốn tín dụng cho các chương trình trọng điểm như trình bày ở trên, từ đầu năm 2015 đến nay, ngành Ngân hàng cũng là một trong những ngành đi đầu trong hoạt động an sinh xã hội tại khu vực ĐBSCL nhằm góp phần thiết thực giúp người dân Tây Nam bộ cải thiện, từng bước nâng cao điều kiện sống và chất lượng cuộc sống.
Tính đến hết tháng 11/2015, theo thống kê của các chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước trong vùng, các TCTD đã và đang triển khai tài trợ khoảng 443 tỷ đồng cho các tỉnh, thành. Trong đó, 3 đối tượng chính nhận được nguồn vốn tài trợ lớn từ các
Ngân hàng Thương Mại là lĩnh vực giáo dục (52,5%), y tế (18,9%) và hỗ trợ hộ nghèo (18,9%).
Đặc biệt, theo đề nghị của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong các tháng vừa qua ngành
Ngân hàng các địa phương trong vùng đã tài trợ khoảng 140 tỷ đồng cho các dự án: Bệnh viện đa khoa Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; Trường dân tộc nội trú huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh; Trường mầm non Ba Láng, TP. Cần Thơ; Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ. Nhà ở cho chiến sỹ, đồng bào có hoàn cảnh khó khăn và Trường tiểu học xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Ghi nhận, những đóng góp tích cực trên của ngành
Ngân hàng, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho rằng trong năm 2015 vừa qua, nhờ các chính sách hỗ trợ về tín dụng đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn vùng tăng trưởng khá mạnh. Nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.
Nhờ các chương trình kết nối
ngân hàng – doanh nghiệp, chương trình cho vay thu mua lúa gạo mà giá cả thị trường được kiểm soát tốt, hoạt động tiêu thụ nông sản của người dân được quan tâm, hỗ trợ kịp thời.
Những điều này góp phần giúp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng tăng trưởng ổn định ở mức 7,8%. Bình quân thu nhập đầu người toàn vùng ĐBSCL tăng khoảng 2 triệu đồng/năm so với năm 2014, đạt mức 40,27 triệu đồng/năm.
Tín dụng trọng điểm bứt phá
Ngày 11/12, tại TP. Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2015, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã tham dự và thông tin về vai trò cung ứng vốn hỗ trợ phát triển kinh tế vùng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm 2015 đến nay, hầu hết các chương trình tín dụng trọng điểm của Chính phủ như: Chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, cho vay thu mua lúa gạo, cho vay phát triển thủy sản, cho vay hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch… đều có tăng trưởng khá mạnh.
Cụ thể, tính đến thời điểm hiện nay, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn tại 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2014. Trong đó, cho vay theo Chương trình thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP của Chính phủ (cho vay theo chuỗi) đạt khoảng 3.587 tỷ đồng, chiếm gần 64% tổng số vốn cam kết cho vay cả chương trình.
Hiện các TCTD tại 6 tỉnh/thành khu vực ĐBSCL đã cho vay đối với 10 dự án liên kết chuỗi của 10 DN và các dự án đều đã tiếp cận được vốn, vận hành có hiệu quả mang lại lợi nhuận thực tế cho các hộ nông dân tham gia chuỗi.
Về cho vay thu mua lúa gạo, tính đến hiện nay, dư nợ của các TCTD đã tăng khoảng 12% so với cuối năm 2014, chiếm khoảng 75% tổng dư nợ cho vay lúa gạo toàn quốc. Trong khi đó, hoạt động cho vay lĩnh vực thủy sản (theo Văn bản số 1149/TTg-KTN) cũng có mức tăng gần 5%. Dư nợ cho vay nuôi trồng, thu mua, chế biến cá tra tăng 6,53% so với cuối năm 2014, tập trung ở một số tỉnh có lợi thế lớn về thủy sản như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Kết quả cho vay theo Nghị định số 67 của Chính phủ cũng có sự bứt phá lớn. Theo đó, đến giữa tháng 11/2015 khu vực ĐBSCL đã có 41 chủ tàu tại tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang được vay vốn với số tiền 153 tỷ đồng để đóng mới 39 tàu và nâng cấp 3 tàu khai thác hải sản xa bờ.
Hỗ trợ mạnh cho công tác an sinh
Ngoài việc tài trợ nguồn vốn tín dụng cho các chương trình trọng điểm như trình bày ở trên, từ đầu năm 2015 đến nay, ngành
Ngân hàng cũng là một trong những ngành đi đầu trong hoạt động an sinh xã hội tại khu vực ĐBSCL nhằm góp phần thiết thực giúp người dân Tây Nam bộ cải thiện, từng bước nâng cao điều kiện sống và chất lượng cuộc sống.
Tính đến hết tháng 11/2015, theo thống kê của các chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước trong vùng, các TCTD đã và đang triển khai tài trợ khoảng 443 tỷ đồng cho các tỉnh, thành. Trong đó, 3 đối tượng chính nhận được nguồn vốn tài trợ lớn từ các
Ngân hàng Thương Mại là lĩnh vực giáo dục (52,5%), y tế (18,9%) và hỗ trợ hộ nghèo (18,9%).
Đặc biệt, theo đề nghị của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong các tháng vừa qua ngành
Ngân hàng các địa phương trong vùng đã tài trợ khoảng 140 tỷ đồng cho các dự án: Bệnh viện đa khoa Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; Trường dân tộc nội trú huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh; Trường mầm non Ba Láng, TP. Cần Thơ; Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ. Nhà ở cho chiến sỹ, đồng bào có hoàn cảnh khó khăn và Trường tiểu học xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Ghi nhận, những đóng góp tích cực trên của ngành
Ngân hàng, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho rằng trong năm 2015 vừa qua, nhờ các chính sách hỗ trợ về tín dụng đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn vùng tăng trưởng khá mạnh. Nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.
Nhờ các chương trình kết nối
ngân hàng – doanh nghiệp, chương trình cho vay thu mua lúa gạo mà giá cả thị trường được kiểm soát tốt, hoạt động tiêu thụ nông sản của người dân được quan tâm, hỗ trợ kịp thời.
Những điều này góp phần giúp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng tăng trưởng ổn định ở mức 7,8%. Bình quân thu nhập đầu người toàn vùng ĐBSCL tăng khoảng 2 triệu đồng/năm so với năm 2014, đạt mức 40,27 triệu đồng/năm.
( trích tiengiangbank)