Lợi nhuận ngân hàng năm 2016 vẫn chưa thể khởi sắc?

Lợi nhuận ngân hàng năm 2016 vẫn chưa thể khởi sắc?

Lợi nhuận ngân hàng năm 2016 vẫn chưa thể khởi sắc?                                                                                               loi-nhuan-ngan-hang-nam-2016-van-chua-the-khoi-sacTheo nhận định của BVSC, mặt bằng lãi suất năm 2016 sẽ tăng 0,5-1%, tỷ giá USD/VND sẽ tăng 3-5%, tăng trưởng tín dụng ở mức 16%, thấp hơn năm trước và chi phí trích lập dự phòng tiếp tục ăn mòn lợi nhuận khiến lợi nhuận ngân hàng vẫn chưa thể khởi sắc trong năm nay.

“Dự báo trong năm 2016, mặt bằng lãi suất dự báo tăng ở mức vừa phải 0,5-1%”. Đây là một trong những nhận định trong báo cáo triển vọng ngành ngân hàng của CTCK Bảo Việt (BVSC) vừa công bố mới đây.

Theo BVSC, lạm phát nhiều khả năng sẽ tăng trong năm 2016 do giá vận chuyển sẽ khó có thể tiếp tục giảm trong năm 2016; El Nino (hiện tượng nhiễu động của hệ thống khí quyển trên vùng biển nhiệt đớí Thái Bình Dương. Điều này không những ảnh hưởng đến sự thay đổi thời tiết tại khu vực đó mà còn ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu) làm giá cả hàng hóa tăng.

Cũng theo báo cáo này, tỷ giá của VND được neo vào USD và việc FED tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đế lãi suất tại Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ tăng còn phụ thuộc một phần vào mục tiêu điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước. BVSC cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ tăng 3-5% trong năm 2016.

Ngoài ra, lãi suất trái phiếu Chính phủ năm nay được dự báo tăng do tình hình căng thẳng thu chi ngân sách. Nhu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ trong năm 2016 dự báo ở mức 162.000 tỷ trong nước và 45.000 tỷ trái phiếu quốc tế. Do đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ dự báo có thể tăng lên khoảng 7%.

Tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ thấp hơn năm 2015, chỉ tăng khoảng 16%. Năm 2015, tăng trưởng tín dụng trong quý I rất tốt, khác biệt với hầu hết các năm khác. Mức tăng này đến từ khối ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước qua các khoản cho vay lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Điều này có thể không lặp lại trong 2016.

Hơn nữa, việc áp dụng Basel II đối với 10 ngân hàng lớn nhất sẽ khiến các ngân hàng này phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng cho vay và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

Một yếu tố xuyên suốt trong thời gian qua “ăn mòn” lợi nhuận ngân hàng là chi phí trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và trái phiếu VAMC cũng được dự báo tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận chung toàn ngành
Lợi nhuận ngân hàng năm 2016 vẫn chưa thể khởi sắc(trích cafef)

Share this post