Ngân hàng nào cho vay mạnh nhất quý I/2016?

Ngân hàng nào cho vay mạnh nhất quý I/2016?

Ngân hàng nào cho vay mạnh nhất quý I/2016?

ngan hang nao cho vay manh nhat quy 1

LienVietPostBank tăng huy động vốn cao nhất lên tới 18%

Sự phân hóa trong huy động vốn giữa các ngân hàng rõ nét, có ngân hàng tăng cao ngất, nhưng có ngân hàng lại giảm mạnh huy động vốn. Xét về huy động vốn trên thị trường, quý I/2016, ngân hàng LienVietPostBank có mức tăng mạnh nhất lên tới 18% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức 91.571 tỷ đồng, đứng thứ 2 về huy động vốn là ngân hàng NamABank tăng 16,9%, đạt mức 28.509 tỷ đồng.

Khối các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chi phối tỷ lệ tăng vốn huy động rất chậm, riêng ngân hàng BIDV tăng được 8,4%, đạt mức 612.338 tỷ đồng, còn lại Vietcombank và Vietinbank chỉ tăng tương ứng 2,7% và 2,1%. Tuy nhiên, với tiềm lực lớn, mức tăng 2,7% của Vietcombank cũng tương ứng với khối lượng tiền tăng thêm 13.468 tỷ đồng, tương đương một nửa tổng nguồn vốn huy động của một ngân hàng nhỏ. Đáng chú ý MBBank là ngân hàng có thương hiệu nhưng mức tăng trưởng huy động vốn lại giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2015.

TPBank dẫn đầu tăng trưởng tín dụng

Về tăng trưởng tín dụng quý I/2016, ngân hàng TPBank có mức tăng mạnh nhất tới 20,6% so với cùng kỳ năm 2015. Với mức tăng khủng này, TPBank đã choán gần nửa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2016 cũng ở mức khủng là 47% so với năm 2015. Tiếp theo là SCB tăng 9% so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng cả năm 2016 là 36%. ACB quý I đã tăng 7,6%, ngốn tới gần 1/2 với mức tăng trưởng tín dụng 18% của cả năm 2016.

Quý này ghi nhận ngân hàng Techcombank và VIBank cho vay ra rất thấp, chỉ tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng đạt 11% và 8,4% so với kế hoạch cho vay cả năm 2016 tương ứng là 18% và 25%. Đặc biệt, hiện tượng Eximbank giảm cho vay ra quý I/2016 tới 2,6% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, nợ xấu quý I của ngân hàng lại tăng tới 46% so với cuối năm 2015, chiếm 2,78% dư nợ cho vay so với tỷ lệ này cuối năm 2015 là 1,85%.

TPBank cùng nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận giảm

Mặc dù TPBank là ngân hàng có mức cho vay ra nhiều nhất tới 20,6% chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm, nhưng lợi nhuận trước thuế lại không ủng hộ ngân hàng này khi giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt lưu ý trong quý I/2016, có nhiều ngân hàng lợi nhuận trước thuế giảm khủng. Sacombank giảm lợi nhuận trước thuế tới 300% so với cùng kỳ năm 2015 khi chỉ còn 199 tỷ đồng.

SCB cũng sát cánh với TPBank khi lợi nhuận trước thuế quý I cũng giam 29% so với cùng kỳ năm 2015. Ông lớn BIDV quý I cũng ghi nhận lợi nhuận giảm 8,6% so với cùng kỳ, chỉ đạt mức 2.077 tỷ đồng. So với các “đồng nghiệp” trong nhóm ngân hàng có vốn Nhà nươc chi phối, lợi nhuận trước thuế của BIDV vẫn ngang ngửa Vietcombank và Vietinbank dù hai ngân hang này tăng trưởng lợi nhuận tới 58% và 54% so với cùng kỳ năm 2015.

Tính về mức tăng trưởng lợi nhuận quý I/2016, ngân hàng LienVietPostBank có mức tăng trưởng dẫn đầu khi tăng tới 133%. Mặc dù tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này chỉ ở mưc 5%, nhưng huy động của LienVietPostBank cũng cao nhất khối tới 18%. LienVietPostBank có được mức lãi trước thuế tăng mạnh nhờ vào thu nhập lãi thuần vẫn tăng 37% dù các hoạt động khác mờ nhạt với lỗ từ dịch vụ 74 tỷ đồng và lỗ từ hoạt động khác 61 tỷ đồng.

Như vậy, trong quý I/2016, nhiều ngân hàng đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch. Tuy nhiên, có những ngân hàng quý I/2016 lợi nhuận giảm khốc liệt so với cùng kỳ năm 2015. Đó là hiện tượng Eximbank khi lợi nhuận trước thuế chỉ 30 tỷ đồng, giảm gần 17 lần so với mức 538 tỷ đồng cùng kỳ năm 2015.

(trích bizlive)

Share this post