Qũy tín dụng nhân dân: Trợ lực phát triển kinh tế nông thôn

Qũy tín dụng nhân dân: Trợ lực phát triển kinh tế nông thôn

Hệ thống QTDND: Trợ lực phát triển kinh tế nông thôn

Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Hợp tác (NHHT) nói riêng và hệ thống Qũy tín dụng nhân dân nói chung đã khẳng định được vai trò là lực lượng nòng cốt đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.                                                                    Quỹ tín dụng nhân dân

Tăng năng lực cho QTDND

Là đầu mối điều hoà vốn của các Qũy tín dụng nhân dân, những năm qua trợ lực từ NHHT đã  góp phần nâng cao uy tín và vị thế của QTDND trên địa bàn, tăng cường tính liên kết hệ thống, đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng tín dụng cho QTDND trong khu vực nông thôn.  Đặc biệt là  sau khi hoàn thành việc chuyển đổi mô hình hoạt động vào tháng 7/2013, NHHT đã khẩn trương ban hành Quy chế điều hòa vốn của NHHT đối với Qũy tín dụng nhân dân.

Cùng với đó, tập trung triển khai công tác điều hòa vốn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các QTDND thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cho vay riêng biệt. Bên cạnh đó luôn chú trọng chăm sóc, tư vấn các Qũy tín dụng nhân dân trong việc sử dụng vốn đúng theo quy định, phục vụ nhu cầu của thành viên trên địa bàn.

Năng lực phục vụ khách hàng của các Qũy tín dụng nhân dân ngày càng gia tăng cùng với hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho QTDND như dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ nội địa, chuyển tiền điện tử… Trong đó, đặc biệt là hỗ trợ QTDND thành viên tham gia cung ứng dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng điện tử CF-ebank của NHHT.

Cùng với dịch vụ này, NHHT luôn phải chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn để thanh toán chi trả ngay các lệnh giao dịch đến/đi của QTDND. Mặc dù đây là một lượng vốn khá lớn không sinh lời, nhưng với vai trò là ngân hàng của các QTDND, NHHT đã phải cố gắng bố trí và chấp nhận chi phí vì lợi ích lâu dài của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân và đảm bảo các giao dịch luôn nhanh chóng, thông suốt và an toàn.

Sau gần 5 năm triển khai, chương trình đã đạt được những kết quả hết sức khả quan với doanh số chuyển tiền đi của các QTDND trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt 141.830  tỷ đồng với 274.488 món; Doanh số chuyển tiền đến của các Qũy tín dụng nhân dân đạt 136.360 tỷ đồng với 85.603 món.

Hơn 80% lệnh chuyển tiền của QTDND là các lệnh chuyển tiền ra ngoài hệ thống, chủ yếu món chuyển tiền giá trị thấp (dưới 500 triệu đồng) phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống của thành viên ở khu vực nông thôn.

 Lan toả hiệu ứng

“Thực tế ở nhiều nơi, nhiều vùng, nhờ có Qũy tín dụng nhân dân nên thành viên, các hộ gia đình có điều kiện xoá đói giảm nghèo hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho địa phương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp…”, Phó tổng giám đốc NHHT Nguyễn Thạc Tâm chia sẻ.

Hiệu quả của mô hình QTDND cũng đã được  cấp uỷ, chính quyền và nhân dân ở nhiều nơi ghi nhận đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.  Tính đến tháng 12/2015, cả nước đã có 1.149 Qũy tín dụng nhân dân hoạt động tại 56/63 tỉnh, thành phố với gần 2 triệu thành viên là các hộ gia đình (nếu tính trung bình mỗi hộ có 4 người, thì số thành viên được phục vụ lên tới 8 triệu người).

Không những thế, hoạt động của các QTDND còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Ở những nơi có QTDND, người dân sẽ thuận lợi hơn trong việc mở mang dịch vụ, ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, từ đó góp phần ổn định tình hình trật tự kinh tế, chính trị, xã hội…

Mô hình Qũy tín dụng nhân dân đã phát huy được nội lực của người dân để tự giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chính bản thân họ, cũng tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư. Với mục tiêu liên kết, hỗ trợ cộng đồng (là một trong năm nguyên tắc của hệ thống QTDND), các QTDND đã tạo ra một cơ chế thuận lợi, gần gũi và thân thiện, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. QTDND đã thật sự là “đòn đánh mạnh mẽ” đẩy lùi tệ nạn xã hội, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo.

Không chỉ khai thác tốt nguồn vốn tại chỗ trong nước, là một mô hình tài chính vi mô tiêu biểu của Việt Nam, hệ thống QTDND nhận được sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức tài chính quốc tế, được trợ giúp to lớn về hỗ trợ kỹ thuật, phát triển thể chế, đầu tư tín dụng thông qua đầu mối là NHHT. Về mặt này có thể nói đây là một thành công lớn của NHHT nói riêng và hệ thống Qũy tín dụng nhân dân nói chung.

Tính từ năm 1996, tức là chỉ sau 1 năm ra đời đến nay, QTDTW đã tiếp nhận và vận hành đến các QTDND hơn 20 dự án tài chính kỹ thuật quốc tế với tổng số vốn dự án lên tới hơn 2.000 tỷ đồng từ các tổ chức quốc tế như: ADB, WB, ICO – Tây Ban Nha, JBIC – Nhật Bản, AFD (Cơ quan Phát triển Pháp)… Các tổ chức này đánh giá rất cao hoạt động quản lý, triển khai dự án của NHHT.

Những dự án quốc tế được triển khai hiệu quả đã giúp các thành viên của hệ thống mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ngành nông lâm ngư nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, dễ dàng tiếp cận công nghệ năng lượng sạch, cải thiện điều kiện nhà ở… mang lại nguồn lợi lớn cho các Qũy tín dụng nhân dân và các thành viên của hệ thống.

Nhìn về tương lai, Phó tổng giám đốc NHHT Nguyễn Thạc Tâm cho biết, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; ưu tiên tập trung dòng vốn ngân hàng phục vụ đầu tư, mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Trong bối cảnh tích luỹ dân cư tăng cao, nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng cần đa dạng hơn, NHHT sẽ tiếp tục  phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, liên tục cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có, đa dạng hóa các loại hình huy động để phục vụ cho các QTDND và thành viên; Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển NHHT thành một ngân hàng đầu mối hiện đại của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân.

Bên cạnh đó, NHHT cũng tập trung nghiên cứu để đến năm 2020 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu của khách hàng và các thành viên của QTDND. Đồng thời hướng tới thành lập Phòng Giao dịch tại tất cả các vùng có số lượng từ 10 QTDND trở lên hoặc tại những địa bàn có điều kiện phù hợp; dự kiến số lượng Phòng giao dịch sẽ tăng lên 180 điểm, đưa tổng số điểm giao dịch (bao gồm Chi nhánh và Phòng giao dịch) của toàn hệ thống NHHT lên 220 điểm.

“NHHT và hệ thống QTDND hiểu rằng, cần phải phát huy tối đa vai trò chủ lực trong việc khơi thông nguồn vốn tín dụng chảy mạnh vào lĩnh vực tam nông, mở rộng hoạt động tín dụng đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Qua đó một lần nữa khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng hệ thống Qũy tín dụng nhân dân thành một mô hình tài chính vi mô thành công và tiêu biểu ở Việt Nam”,  Phó tổng giám đốc NHHT Nguyễn Thạc Tâm nói.

(trích thoibaonganhang)

Share this post