Vĩnh Phúc – Phát triển an toàn, ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Vĩnh Phúc – Phát triển an toàn, ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Vĩnh Phúc – Phát triển an toàn, ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Thực hiện Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 đối với quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh tích cực chỉ đạo, rà soát, củng cố lại hệ thống QTDND trên địa bàn, đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Nhờ nguồn vốn vay của QTDND xã Tử Du (Lập Thạch), gia đình chị Nguyễn Trường Sơn, xã Tử Du mở rộng quy mô chăn nuôi, cho thu nhập khá

Nhờ nguồn vốn vay của QTDND xã Tử Du (Lập Thạch), gia đình chị Nguyễn Trường Sơn, xã Tử Du mở rộng quy mô chăn nuôi, cho thu nhập khá

Hiện nay, toàn tỉnh có 31 QTDND đang hoạt động, trong đó, 29 QTDND hoạt động cố định tại một xã, phường, thị trấn và 2 QTDND hoạt động liên phường. Căn cứ tình hình thực tế của từng đơn vị, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát QTDND chủ động điều chỉnh hoạt động tuân thủ nguyên tắc của mô hình hợp tác xã. Kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành; tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý rủi ro và vi phạm pháp luật; rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các quy định nội bộ; củng cố nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động, trong đó trọng tâm là công tác tín dụng và kiểm soát chặt chẽ quá trình xét duyệt cho vay (Từ khâu thẩm định cho vay đến giám sát mục đích sử dụng vốn vay, thu hồi nợ…) đảm bảo không có trường hợp vay hộ, vay ké, sử dụng vốn sai mục đích. Tiếp tục tăng vốn điều lệ, thu hút thêm thành viên mới, tiết kiệm chi phí có tích lũy để phát triển bền vững…

Đến nay, 31/31 QTDND trên địa bàn đều có hệ thống máy tính kết nối mạng internet và cài đặt phần mềm giao dịch phục vụ cho công tác hạch toán kế toán, quản lý cho vay, quản lý kho quỹ tại QTDND và phục vụ tốt công tác truyền file báo cáo về NHNN chi nhánh đúng quy định. Cán bộ được bầu vào các chức danh của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đều đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn theo quy định, phát huy được vai trò quản trị điều hành và thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro tại đơn vị.

Các quỹ thực hiện tốt khả năng chi trả theo quy định; dự tính những khoản tiền phải trả, phải thu trong một tuần, một tháng để chủ động tiền mặt nhằm chi trả và giải ngân cho các thành viên khi có nhu cầu. Nhờ đó, công tác an toàn kho quỹ và công tác thanh khoản của các QTDND đều đảm bảo an toàn và đúng quy định. Đến nay, tổng dư nợ các QTDND trên địa bàn đạt trên 1.900 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay ngành nghề khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm 45%, cho vay tiêu dùng và ngành nghề khác chiếm 55% tổng dư nợ. Nợ xấu chỉ chiếm 0,65% tổng dư nợ.

Thực hiện Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của NHNN Việt Nam quy định về QTDND, NHNN chi nhánh tỉnh chỉ đạo các QTDND trên địa bàn xây dựng phương án xử lý thực hiện theo đúng thông tư. Trong đó, xây dựng cụ thể lộ trình về tỷ lệ tiền gửi của các thành viên/tổng tiền gửi tại QTDND: Từ 50% trở lên (đối với QTDND hoạt động trong một địa bàn xã, phường) và 60% trở lên (đối với các QTDND hoạt động liên xã, phường).

Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy các thành viên gửi tiền tại QTDND không muốn tham gia là thành viên QTDND vì phải đóng góp vốn duy trì tư cách thành viên (tối thiểu 100 nghìn đồng/năm) và các cá nhân, hộ gia đình ở ngoài địa bàn hoạt động của QTDND cũng tham gia gửi tiền tại QTDND nên không đủ điều kiện tham gia thành viên. Vì vậy, tiền gửi của thành viên/tổng tiền gửi của hầu hết các QTDND chưa đạt theo tỷ lệ quy định. Đến nay, tổng số dư tiền gửi của thành viên chỉ đạt trên 30%/tổng số dư tiền gửi, tăng 0,3% so với 31/12/2017.

Trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của QTDND. Tăng cường tuyên truyền, vận động người gửi tiền đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định để nâng tỷ lệ tiền gửi của thành viên/tổng tiền gửi nhằm duy trì và phát triển bền vững thành viên, từng bước trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ kinh doanh. Khơi tăng nguồn vốn huy động, tiến tới tự chủ về nguồn vốn và đẩy mạnh công tác tín dụng đi đôi với tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay.

Bảo đảm QTDND hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động với mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên,góp phần cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế-xã hội địa phương và đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

(Theo Báo Vĩnh Phúc)

Để đảm bảo hoạt động chuyên môn và điều hành được chính xác và chuyên nghiệp. Hiện nay, 99% tổng số Quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng thành công phần mềm eFUND của Công ty cổ phần NGV  trong việc quản lý hoạt động và kinh doanh của mình.

Phần mềm QTDND eFUND hỗ trợ tích cực cho QTDND trong hoạt động quản trị khách hàng và thành viên, quản lý hoạt động tài chính kế toán, hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn … nhằm cung cấp tới khách hàng dịch vụ tài chính tốt nhất, cũng như tăng cường công tác quản lý điều hành quỹ. Đặc biệt là hệ thống báo cáo thống kê của NHNN theo các thông tư mới được cập nhật liên tục và kịp thời.

Share this post