Vướng mắc trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

Vướng mắc trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

Vướng mắc trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

Sau một thời gian dài chờ đợi, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN quy định về Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Bên cạnh những ưu việt về việc xác lập hành lang pháp lý cho các QTDND, tạo sự liên kết chặt chẽ về vốn đối với các thành viên trong tổ chức tín dụng là Hợp tác xã, nhiều QTDND lo lắng với việc thực thi một số điều khoản của Thông tư.

Khách hàng giao dịch tại Quỹ tín dụng nhân dân Minh Phương (TP Việt Trì, Phú Thọ).

Khách hàng giao dịch tại Quỹ tín dụng nhân dân Minh Phương (TP Việt Trì, Phú Thọ).

Thông tư số 04 bắt đầu chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-6 vừa qua. Phần lớn các Qũy tín dụng nhân dân cho biết, họ đã lên kế hoạch tuyên truyền từ trước và cũng đã áp dụng các quy định của Thông tư 04 theo thời hiệu. Mặc dù vậy, những băn khoăn về một vài điều khoản thực hiện tại Thông tư đang khiến không ít Qũy tín dụng nhân dân phải lo lắng. Đơn cử như Điều 28 trong Thông tư có quy định: Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu 300 nghìn đồng; mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100 nghìn đồng. Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định tổng mức góp vốn tối đa của một thành viên không được vượt quá 10% vốn điều lệ của QTDND tại thời điểm góp vốn. Như vậy so với trước, mức vốn góp mới theo Thông tư 04 đã cao gấp sáu lần mức góp vốn tối thiểu quy định là 50 nghìn đồng trước đây.

Nhiều Qũy tín dụng nhân dân cũng bày tỏ lo lắng về việc các thành viên góp vốn dưới 300 nghìn đồng (do thực hiện Thông tư số 06/2007/TT-NHNN) có phải góp vốn thêm để bảo đảm mức tối thiểu theo Thông tư số 04 hay không? Về điều này, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng cũng đã có giải đáp cụ thể. Theo đó, căn cứ cùng khoản 6, điều 3 và khoản 4 điều 28 của Thông tư số 04 về việc vốn góp xác lập tư cách thành viên là số vốn được góp ban đầu khi cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình đã trở thành thành viên của Qũy tín dụng nhân dân và đã góp phần vốn xác lập tư cách thành viên theo quy định tại Thông tư số 06 trước ngày Thông tư số 04 có hiệu lực thi hành thì không phải góp thêm vốn để bảo đảm mức tối thiểu 300 nghìn đồng.

Chủ tịch QTDND Minh Phương (TP Việt Trì, Phú Thọ) Tạ Thị Loan cũng nhìn nhận: Khó khăn nhất khi thực hiện Thông tư số 04 là quy định tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của Qũy tín dụng nhân dân. Về mức huy động nguồn vốn này trên địa bàn thì QTDND có thể đạt được, nhưng để thuyết phục được những người gửi ấy phải đóng vốn xác lập thành viên là chuyện không dễ. Nhất là trên một địa bàn mà ra ngõ là thấy ngân hàng như ở phường Minh Phương. Trong khi các ngân hàng có nhiều chính sách hậu mãi tốt, mời chào lãi suất cạnh tranh với QTDND, buộc lãi suất huy động của Qũy tín dụng nhân dân luôn phải cao hơn để giữ chân người gửi tiền. Đến nay, với việc phải đóng vốn xác lập tư cách thành viên 300 nghìn đồng, và mỗi năm duy trì vốn góp thường niên thêm 100 nghìn đồng, thì đương nhiên người gửi tiền sẽ tính toán thiệt hơn. Dù mức lợi tức cho phần vốn này hiện cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi dài hạn, nhưng rõ ràng khoản tiền này khi thành viên cần không rút ra được trừ khi xin ra khỏi thành viên.

“Tôi cảm thấy rất khó thực hiện”, Chủ tịch HĐQT Qũy tín dụng nhân dân Thanh Tùng (xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, Hải Dương) Nguyễn Đức Phẩm cho biết. Ở địa bàn nông thôn, tích lũy chưa nhiều thì tiền gửi từ thành viên ít. Nguồn tiền gửi chủ yếu vẫn là từ khách hàng. Họ đã có tiền gửi tiết kiệm, cần gì phải trở thành thành viên của quỹ. Như vậy, nếu tuân thủ quy định này, nhiều khách hàng có thể không gửi tiền ở quỹ hoặc chính quỹ sẽ phải tự co kéo lại cơ cấu nguồn tiền gửi để bảo đảm tuân thủ quy định. Khi nguồn vốn giảm, hệ quả của nó là không có nguồn cho vay nữa.

Ngay cả với những thành viên hiện có của Qũy tín dụng nhân dân, việc phải duy trì mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100 nghìn đồng, theo các lãnh đạo quỹ, cũng không dễ thực hiện. Bởi, người vay có thể vay một năm hay sáu tháng, sau đó vài năm nữa mới vay. Với những thành viên cũ nhiều thành viên không có nhu cầu sử dụng vốn của QTDND mà vận động họ đóng góp cũng khó vì họ không có quyền lợi và trách nhiệm sát sườn gắn với quỹ.
Theo Thông tư trên, các thành viên không phải góp vốn thường niên trong năm tài chính đầu tiên kể từ khi tham gia QTDND. Vốn góp thường niên bắt đầu thực hiện từ năm tài chính 2016. Như vậy sau năm tài chính 2016, với những thành viên không góp vốn đủ, Quỹ sẽ phải có kế hoạch một là khai trừ họ hoặc cho họ rút vốn để bảo đảm tuân thủ Thông tư số 04. “Đến lúc đó, chắc chắn số lượng thành viên sẽ sụt giảm mạnh,” ông Nguyễn Đức Phẩm nhìn nhận. Đơn cử như Qũy tín dụng nhân dân Minh Phương hiện chỉ có khoảng một phần ba các thành viên có giao dịch với quỹ thường xuyên. Còn với QTDND Thanh Tùng, danh sách thành viên có đến 1.640 người, nhưng thực tế chỉ chưa đầy một nửa các thành viên có quan hệ tín dụng. “Khó khăn lắm mới có thể mở rộng thành viên như ngày hôm nay, nay nếu cho họ ra khỏi danh sách thành viên thì cũng có nghĩa là quỹ sẽ mất vĩnh viễn thành viên đó. Vì theo quy định, đã xin ra thì không thể quay lại làm thành viên,” bà Tạ Thị Loan cho biết thêm.

Như vậy cũng có nghĩa, vai trò mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên Qũy tín dụng nhân dân và kỳ vọng về một mô hình tương trợ phát triển nông nghiệp nông thôn tạo công ăn việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần cùng với địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ vô hình trung suy giảm.Nhiều QTDND cũng bày tỏ lo lắng về việc các thành viên góp vốn dưới 300 nghìn đồng (do thực hiện Thông tư số 06/2007/TT-NHNN) có phải góp vốn thêm để bảo đảm mức tối thiểu theo Thông tư số 04 hay không? Về điều này, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng cũng đã có giải đáp cụ thể. Theo đó, căn cứ cùng khoản 6, điều 3 và khoản 4 điều 28 của Thông tư số 04 về việc vốn góp xác lập tư cách thành viên là số vốn được góp ban đầu khi cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình đã trở thành thành viên của Qũy tín dụng nhân dân và đã góp phần vốn xác lập tư cách thành viên theo quy định tại Thông tư số 06 trước ngày Thông tư số 04 có hiệu lực thi hành thì không phải góp thêm vốn để bảo đảm mức tối thiểu 300 nghìn đồng.

Chủ tịch QTDND Minh Phương (TP Việt Trì, Phú Thọ) Tạ Thị Loan cũng nhìn nhận: Khó khăn nhất khi thực hiện Thông tư số 04 là quy định tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của QTDND tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của QTDND. Về mức huy động nguồn vốn này trên địa bàn thì Qũy tín dụng nhân dân có thể đạt được, nhưng để thuyết phục được những người gửi ấy phải đóng vốn xác lập thành viên là chuyện không dễ. Nhất là trên một địa bàn mà ra ngõ là thấy ngân hàng như ở phường Minh Phương. Trong khi các ngân hàng có nhiều chính sách hậu mãi tốt, mời chào lãi suất cạnh tranh với QTDND, buộc lãi suất huy động của QTDND luôn phải cao hơn để giữ chân người gửi tiền. Đến nay, với việc phải đóng vốn xác lập tư cách thành viên 300 nghìn đồng, và mỗi năm duy trì vốn góp thường niên thêm 100 nghìn đồng, thì đương nhiên người gửi tiền sẽ tính toán thiệt hơn. Dù mức lợi tức cho phần vốn này hiện cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi dài hạn, nhưng rõ ràng khoản tiền này khi thành viên cần không rút ra được trừ khi xin ra khỏi thành viên.

“Tôi cảm thấy rất khó thực hiện”, Chủ tịch HĐQT QTDND Thanh Tùng (xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, Hải Dương) Nguyễn Đức Phẩm cho biết. Ở địa bàn nông thôn, tích lũy chưa nhiều thì tiền gửi từ thành viên ít. Nguồn tiền gửi chủ yếu vẫn là từ khách hàng. Họ đã có tiền gửi tiết kiệm, cần gì phải trở thành thành viên của quỹ. Như vậy, nếu tuân thủ quy định này, nhiều khách hàng có thể không gửi tiền ở quỹ hoặc chính quỹ sẽ phải tự co kéo lại cơ cấu nguồn tiền gửi để bảo đảm tuân thủ quy định. Khi nguồn vốn giảm, hệ quả của nó là không có nguồn cho vay nữa.

Ngay cả với những thành viên hiện có của Qũy tín dụng nhân dân, việc phải duy trì mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100 nghìn đồng, theo các lãnh đạo quỹ, cũng không dễ thực hiện. Bởi, người vay có thể vay một năm hay sáu tháng, sau đó vài năm nữa mới vay. Với những thành viên cũ nhiều thành viên không có nhu cầu sử dụng vốn của QTDND mà vận động họ đóng góp cũng khó vì họ không có quyền lợi và trách nhiệm sát sườn gắn với quỹ.
Theo Thông tư trên, các thành viên không phải góp vốn thường niên trong năm tài chính đầu tiên kể từ khi tham gia QTDND. Vốn góp thường niên bắt đầu thực hiện từ năm tài chính 2016. Như vậy sau năm tài chính 2016, với những thành viên không góp vốn đủ, Quỹ sẽ phải có kế hoạch một là khai trừ họ hoặc cho họ rút vốn để bảo đảm tuân thủ Thông tư số 04. “Đến lúc đó, chắc chắn số lượng thành viên sẽ sụt giảm mạnh,” ông Nguyễn Đức Phẩm nhìn nhận. Đơn cử như Qũy tín dụng nhân dân Minh Phương hiện chỉ có khoảng một phần ba các thành viên có giao dịch với quỹ thường xuyên. Còn với QTDND Thanh Tùng, danh sách thành viên có đến 1.640 người, nhưng thực tế chỉ chưa đầy một nửa các thành viên có quan hệ tín dụng. “Khó khăn lắm mới có thể mở rộng thành viên như ngày hôm nay, nay nếu cho họ ra khỏi danh sách thành viên thì cũng có nghĩa là quỹ sẽ mất vĩnh viễn thành viên đó. Vì theo quy định, đã xin ra thì không thể quay lại làm thành viên,” bà Tạ Thị Loan cho biết thêm.

Như vậy cũng có nghĩa, vai trò mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên Qũy tín dụng nhân dân và kỳ vọng về một mô hình tương trợ phát triển nông nghiệp nông thôn tạo công ăn việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần cùng với địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ vô hình trung suy giảm.

( trích lienminhhoptacxatinhphutho)

Share this post