Phân khúc bất động sản trung bình không chịu nhiều tác động từ thông tư 36
Phân khúc bất động sản trung bình không chịu nhiều tác động từ thông tư 36.
Trước những ý kiến khác nhau trong thời gian gần đây cho rằng, những quy định dự thảo Thông Tư 36 sẽ làm giảm nguồn vốn tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng nhà nước đã khẳng định việc này không ảnh hưởng tới lĩnh vực bất động sản mà còn giúp sàng lọc những nhà đầu tư yếu kém năng lực tài chính và ngăn chặn đầu cơ.
Theo thống kê của ngân hàng nhà nước, thời điểm cuối năm 2015 tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn bình quân của hệ thống là 31%. Nếu với giới hạn 40% so với dự thảo sửa đổi thông tư 36 thì các tổ chức tín dụng vẫn còn dư khoảng 540.000 tỷ đồng để cho vay tiếp.
Việc điều chỉnh hệ số rủi do các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến tỉ lệ an toàn vốn. Vì với tỉ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống đến cuốn năm 2015 là 13% thì các tổ chức tín dụng vẫn còn có thể cho vay kinh doanh bất động sản với số vốn bổ sung lên đến khoảng hơn 650.000 tỷ đồng .
Với cơ sở tính toán trên, việc điều chỉnh quy định tại thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản. Vấn đề là người đầu tư kinh doanh bất động sản có đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, điều kiện vay vốn để đầu tư hay không. Điều này giúp thị trường sàng lọc được những người mua đầu cơ và chủ đầu tư có năng lực tài chính yếu kém.
Theo kinh nghiệm thực tế trên thị trường thì những sửa đổi thông tư 36 không khiến các doanh nghiệp đang đầu tư và phân khúc nhà ở trung bình và thấp phải e dè với việc phát triển các dự án mới. Bởi theo lí giải của các chủ đầu tư thì thanh khoản của phân khúc này khá cao và tỉ lệ vay ngân hàng không lớn.
Theo ông Nguyễn Dư Lực – Chủ tịch HĐQT công ty BĐS Hưng Lộc Phát : “Những dự án nhỏ, những căn hộ nhỏ nên nguồn vốn không ảnh hưởng nhiều lắm và phần trăm vay ngân hàng của công ty. Chúng tôi bây giờ có khoảng 15% là vốn vay ngân hàng, chính vì điều đó nên không ảnh hưởng nhiều từ thông tư 36”
Còn tại dự án căn hộ mini cho thuê của chủ đầu tư Bất động sản Lê Thành, cứ cung cấp ra thị trường bao nhiêu thì hết bấy nhiêu. Thanh khoản tốt, giúp cho chủ đầu tư hầu như không phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng.
Ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc công ty bất động sản Lê Thành cho biết: “Mỗi lần công bố dự án từ 150 – 200 căn hộ thì chỉ chưa đến một tuần người ta đã đặt hết ngay lập tức. Gần như chúng tôi không đáp ứng nổi nhu cầu, chính vì vậy mà phân khúc bất động sản trung bình này gần như không bị ảnh hưởng tới thị trường bất động sản nhà ở”
Ngân hàng nhà nước cho biết năm 2015, tín dụng cho vay bất động sản chiếm đến 10,3% tổng dư nợ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến khả năng thanh khoản của hệ thống bởi cho vay bất động sản chủ yếu là dài hạn. Do đó các chuyên gia cho rằng ngân hàng nhà nước cho ra thông tư 36 lúc này là thời điểm vàng tránh cho thị trường một bong bóng tiếp theo.
Theo ông Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia Tài Chính – Ngân hàng: “Nếu các ngân hàng càng ngày đổ càng nhiều vào bất động sản tức là đang tạo ra thị trường có đồng vốn rất dễ dàng và các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh bất động sản thường tìm vào những dự án có lời cao và nhanh đó là những bất động sản cao cấp. Theo ông Hiếu cho rằng: “Tình trạng bong bóng dễ dàng xảy ra. Lợi nhuận thấp là lí do khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà với các dự án nhà ở trung bình thấp. Tuy nhiên những rủi do trên phân khúc cao cấp đang khiến nhiều chủ đầu tư loại căn hộ này phải điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư của mình, có nơi, thậm chí phải giảm 50% dự án công bố mới năm nay”
(Trích vtv)