Các tổ chức tín dụng ở Tiền Hải hoạt động hiệu quả, an toàn

Các tổ chức tín dụng ở Tiền Hải hoạt động hiệu quả, an toàn

Các tổ chức tín dụng ở Tiền Hải hoạt động hiệu quả, an toàn

Trên địa bàn huyện Tiền Hải hiện có 16/18 ngân hàng và 12/85 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ở khắp 35 xã, thị trấn. Thời gian qua, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã khắc phục mọi khó khăn, triển khai nhiều giải pháp hoạt động hiệu quả, an toàn, góp phần không nhỏ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Sản xuất đồ sứ dân dụng tại Công ty Cổ phần Gạch men sứ Long Hầu (Khu công nghiệp Tiền Hải).

Sản xuất đồ sứ dân dụng tại Công ty Cổ phần Gạch men sứ Long Hầu (Khu công nghiệp Tiền Hải).

Ngay từ đầu năm, các Tổ chức tín dụng đã tích cực tiếp thị, mở rộng quan hệ thanh toán và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại (máy ATM, máy POS, dịch vụ trả lương qua tài khoản…) nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế. Bên cạnh đó, các Tổ chức tín dụng còn củng cố, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động. Chính vì thế, nguồn vốn huy động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện không ngừng tăng trưởng. Đến ngày 30/6, tổng nguồn vốn huy động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đạt 1.766,2 tỷ đồng, tăng 9,8% so với thời điểm 31/12/2014, chiếm 5,8% tổng nguồn vốn huy động toàn tỉnh. Bà Trần Thị Hạnh, thị trấn Tiền Hải – một trong những khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Tiền Hải chia sẻ: Là một trong những ngân hàng có quy mô hoạt động lớn trên địa bàn, giao dịch viên nhiệt tình, thủ tục tiện lợi, nhanh chóng nên cứ có tiền tiết kiệm tôi lại mang ra gửi. Không chỉ yên tâm mà tôi còn có thêm chút ít tiền lãi hàng tháng để phụ vào chi tiêu hàng ngày.

Không chỉ khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các Tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện còn tập trung cho vay phát triển kinh tế – xã hội của huyện, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến ngày 30/6, tổng dư nợ cho vay phát triển kinh tế – xã hội của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đạt 3.282,5 tỷ đồng, tăng 2,3% so với thời điểm 31/12/2014, chiếm 11,3% tổng dư nợ cho vay của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Trong đó cho vay nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25%, cho vay công nghiệp, xây dựng chiếm 44,8% và cho vay thương mại, dịch vụ chiếm 30,2%. Đối với cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, đến ngày 30/6, tổng dư nợ cho vay đạt 2.008 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với thời điểm 31/12/2010, chiếm 61,2% dư nợ cho vay toàn địa bàn với 38 doanh nghiệp và 37.951 cá nhân, hộ sản xuất còn dư nợ. Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tổng dư nợ cho vay đạt 1.655 tỷ đồng với trên 33.800 doanh nghiệp, hộ sản xuất còn dư nợ. Đối với cho vay các dự án nước sạch nông thôn, các Tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đã thực hiện cho vay 1/5 dự án với số tiền cam kết cho vay 15 tỷ đồng. Đối với cho vay doanh nghiệp, tổng dư nợ cho vay đạt 1.431,2 tỷ đồng. Từ nguồn vốn đó, các doanh nghiệp, cá nhân và hộ sản xuất trên địa bàn huyện có điều kiện mở rộng sản xuất, góp phần tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ông Đặng Thế Huyễn, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Vũ Lăng tâm sự: Năm 2005, gia đình tôi đã thuê 5ha vùng đất cấy lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang chăn nuôi tập trung. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng gia đình tôi đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Tiền Hải tạo điều kiện cho vay 1 tỷ đồng đầu tư phát triển chăn nuôi lợn. Đến nay, gia đình tôi đã mở rộng thành trung tâm chuyên sản xuất lợn giống và lợn thương phẩm chất lượng cao theo mô hình công nghiệp, trung bình mỗi tháng xuất bán ra thị trường 400 con lợn thịt và 200 con lợn giống đem lại doanh thu trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động ở địa phương.

Nhờ đầu tư đúng hướng, có trọng điểm, hoạt động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Tiền Hải đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) của huyện Tiền Hải ước đạt 5.182 tỷ đồng, bằng 47,7% kế hoạch, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1.940 tỷ đồng, công nghiệp, xây dựng đạt 2.326 tỷ đồng và thương mại, dịch vụ đạt 916 tỷ đồng.

( trích báo thaibinhonline)

Share this post