Làm thế nào để cạnh tranh trong ngân hàng bán lẻ

Làm thế nào để cạnh tranh trong ngân hàng bán lẻ

Làm thế nào để cạnh tranh trong ngân hàng bán lẻ

lam the nao de canh tranh trong ngan hang ban leNăm 2016, thị trường tài chính có nhiều điểm nổi bật, đặc biệt là khi Hiệp định TPP đã được thông qua sẽ mang lại nhiều điểm nhấn cho thị trường tài chính trong nước.

Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ… nhiều ngân hàng đã tích cực trong việc mở rộng quy mô, đầu tư về chất lượng các điểm giao dịch để đưa sản phẩm gần hơn đến người tiêu dùng. Bởi không phải khách hàng nào cũng có thể tiếp cận được với công nghệ thông tin hoặc thói quen của người Việt vẫn chưa muốn giao dịch trực tuyến.

Đầu tư mạng lưới, công nghệ

Một trong những yếu tố được các ngân hàng quan tâm chú trọng đó là kênh phân phối, kênh này phát triển theo hai xu hướng. Xu hướng đầu tiên là mở rộng các kênh phân phối đối với các hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch. Xu hướng thứ hai là phát triển ngân hàng điện tử, có nghĩa là đa kênh, không cần chi nhánh mậu dịch. Đây là hai xu hướng phát triển dịch vụ của ngân hàng bán lẻ.

Một trong những ngân hàng đi theo xu hướng, nhanh nhậy nắm bắt phải kế đến cái tên Ngân hàng TMCP Nam Á.Trong năm 2013, Nam A Bank cũng được Ngân hàng nhà nước phê duyệt đề án tự tái cấu trúc giai đoạn năm 2013 -2015 và xem xét đề án tái cấu trúc giai đoạn thứ 2 là 2016 – 2020 của Nam A Bank. Trong đó, năm 2014, Ngân hàng nhà nước tin tưởng cấp phép cho Nam A Bank mở mới 8 điểm giao dịch và năm 2015 là 9 điểm. Điều này, minh chứng cho việc phát triển an toàn bền vững của Nam A Bank.

Cạnh tranh bán lẻ thành công

Với xu hướng của các ngân hàng trong thời gian vài năm trở lai đây Nam A Bank đang xây dựng mục tiêu hướng tới khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, khách hàng cá nhân vay tín chấp là các Cán bộ công nhân viên chức. Tại Nam A Bank, không chỉ là đưa sản phẩm truyền thống đến người tiêu dùng cá nhân mà còn đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ.

Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu giúp cho ngành ngân hàng tăng thu từ dịch vụ, giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, giúp cho những người dân được tiếp cận với các dịch vụ tiện ích, hiện đại. Tuy nhiên, để hoạt động tốt hơn thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thì đòi hỏi chất lượng chăm sóc khách hàng trước và sau khi giao dịch cũng phải tốt hơn.

Nam A Bank cố gắng đưa ra những sản phẩm khách hàng cần, chứ không phải những sản phẩm ngân hàng có. Để một ngân hàng phát triển trong thời gian tới, với phương châm “thay đổi để phát triển”, lúc này, các sản phẩm ngân hàng được lồng ghép, liên kết vào chính các sản phẩm dịch vụ trong đời sống hàng ngày như một thể thống nhất mang đến tiện ích hiện đại tối đa cho khách hàng.

Đó là những chiến lược Nam A Bank đang đi và cố gắng phát triển bền vững, hướng tới ngân hàng bán lẻ. Vì chính mảng bán lẻ sẽ đem lại cho ngân hàng một cơ cấu thu nhập tốt, phù hợp với cấu trúc của ngân hàng.

( cafef)

Share this post