Ngân hàng mạnh tay cho vay theo chuỗi

Ngân hàng mạnh tay cho vay theo chuỗi

Ngân hàng mạnh tay cho vay theo chuỗi

Triển khai cho vay theo mô hình Chuỗi liên kết, cả doanh nghiệp, người dân và ngân hàng đều hưởng lợi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc trong khiển khai cho vay mô hình này.

 

 Agribank Ninh Thuận tích cực cho vay theo chuỗi liên kết


                           Agribank Ninh Thuận tích cực cho vay theo chuỗi liên kết

Agribank dẫn đầu cho vay theo chuỗi

Mô hình cho vay theo Chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy định cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP đã được triển khai thí điểm 1 năm.

Trong số 13 dự án của 13 doanh nghiệp được lựa chọn thí điểm trên toàn quốc, riêng Agribank đã đầu tư 8 dự án. Tính đến 30/9/2015, tổng dư nợ mà Agribank cho vay đạt 418.213 triệu đồng. Lãi suất ngắn hạn hiện áp dụng là 6,5%/năm. Lãi suất trung hạn hiện áp dụng là 9,5%/năm một số dự án có lãi suất thấp hơn, ở mức 6%/năm.

Tại Ninh Thuận, Agribank Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận là một trong hai ngân trên địa bàn tỉnh tham gia cho vay thí điểm theo chuỗi, bước đầu mang lại hiệu quả rất khả quan.

Ông Nguyễn Đăng Phương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố (Ninh Thuận) – doanh nghiệp được vay vốn theo Nghị quyết 14/NQ-CP – cho hay: “Đến nay, công ty đã được vay 28,45 tỷ đồng từ Agribank Ninh Thuận để triển khai sản xuất lúa giống và ngô giống, chủ yếu là vay tín chấp. Cái lợi lớn nhất của doanh nghiệp khi vay theo Nghị quyết 14 là được hỗ trợ một phần lãi suất và hạn mức vay cao hơn trước. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng mời chào vay vốn nhưng chúng tôi cũng chỉ vay vốn của Agribank do lãi suất thấp và luôn đồng hành với doanh nghiệp. Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2016, chúng tôi sẽ tiếp tục vay vốn ngân hàng Agribank để liên kết sản xuất với HTX, nông dân trên 4 tỉnh thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm”.

Còn với người nông dân, việc tham gia chuỗi liên kết cũng mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Ông Thới Trưởng (Mỹ Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) cho hay, tổ liên kết sản xuất ngô giống của ông với công ty Nha Hố có diện tích lên tới hơn 100 ha. Công ty không những cung cấp đầu vào như giống, phân bón mà còn bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá cao khiến nông dân rất phấn khởi.

“Giá ngô giống được công ty thu mua với giá 8.600 đồng/kg, có năm lên tới 9.600 đồng/kg. Với mức giá này, tính ra mỗi ha, nông dân  lời 60-70 triệu, có người sản xuất giỏi thì còn cao hơn”, ông Thới Trưởng cười phấn khởi.

Trong khi đó, ông Đỗ Ngọc Ba , thôn Nha Hố 2, xã Nhân Sơn, huyện Ninh Sơn cũng cho hay, nhờ sản xuất lúa giống cho công ty Nha Hố mà đời sống của gia đình không còn bấp bênh như trước, lãi mỗi ha khoảng 30 triệu đồng/vụ.

Đối với ngân hàng, việc hco vay theo mô hình Chuỗi liên kết cũng thuận lợi cho hoạt động thanh toán, thu nợ, giám sát dòng tiền.

Ngân hàng

Theo số liệu thống kê của ngân hàng Agribank, sau một năm triển khai, chương trình cho vay thí điểm theo chuỗi (Nghị quyết 14/NQ-CP) đã đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, xây dựng nông thôn mới và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ.

Việc ban hành và triển khai thực hiện cho vay thí điểm đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong suốt những năm trước đây đối với cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, cụ thể: tạo điều kiện cho việc xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp chế biến để các sản phẩm nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững; giải quyết được khó khăn về vốn sản xuất.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cho vay thí điểm cũng tạo thuận lợi rất lớn cho người nông dân và doanh nghiệp chế, giúp họ chủ động đàm phán với các doanh nghiệp cung ứng thức ăn nuôi, vật tư nông nghiệp được cung cấp với một mức giá thấp hơn giá thị trường; hưởng mức chiết khấu cao hơn; phương thức giao nhận hàng hóa, hình thức và thời gian thanh toán thuận lợi hơn; từ đó giúp họ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

Cần tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, quá trình triển khai cho vay theo chuỗi vẫn còn chậm và có nhiều vướng mắc nảy sinh. Ông Hồ Nam, Phó Giám đốc Agribank Ninh Thuận cho hay,  một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lãi suất cho vay theo Nghị quyết 14 chưa thật hấp dẫn.

“Agribank Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đồng thuận với chủ trương của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Agribank về việc thực hiện cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/ NQ-CP ngày 05/03/2014 của Chính phủ. Tuy nhiên để Chi nhánh làm tốt hơn nữa, cải thiện lãi suất đầu ra đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Agribank cấp bù lãi suất chênh lệch giữa cho vay theo Nghị quyết 14/ NQ-CP ngày 05/03/2014 của Chính phủ và lãi suất cho vay theo Nghị định 55”, ông Hồ Nam nói.

Tổng hợp khó khăn từ các chi nhánh tỉnh khi cho vay, ông Phạm Hồng Sơn, trưởng ban khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, Ngân hàng Agribank cũng nhận định: “Hầu hết doanh nghiệp và ngân hàng thương mại tham gia chương trình đều phản ánh mức lãi suất hiện tại của chương trình không thực sự hấp dẫn. Doanh nghiệp muốn lãi suất ưu đãi hơn nữa còn Agribnak đã phải tự cân đối trong hệ thống để có thể cho vay với mức lãi suất 6-6,5%/năm và mong muốn có sự hỗ trợ tài chính từ phía Ngân hàng nhà nước”.

Bên cạnh vướng mắc về lãi suất, tài sản đảm bảo khoản vay cũng là khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận vốn ưu đãi theo Nghị quyết 14/NQ-CP. Ông Phạm Hồng sơn cũng đề xuất: “Trường hợp khách hàng không đủ tài sản bảo đảm cho khoản vay mà Chi nhánh kiểm soát được dòng tiền theo chuỗi liên kết thì Chi nhánh có thể xem xét trình Tổng giám đốc phê duyệt áp dụng cho vay không có tài sản bảo đảm”.

( trích vietbao)

 

 

Share this post