10 sự kiện ngân hàng nổi bật năm 2015
10 sự kiện ngân hàng nổi bật năm 2015 1. Ngân hàng 0 đồng
“Phát nổ” đầu tiên cho phương thức ngân hàng 0 đồng là ngân hàng TMCP Xây Dựng (VNCB) tiền thân là ngân hàng Đại Tín, nay đổi tên viết tắt thành CBBank.
Nguyên nhân, sai phạm trong hoạt động dẫn đến lỗ lũy kế tới 18.000 tỷ đồng. Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB Phạm Công Danh cho vay sân sau 900 tỷ đồng đã bị bắt.
Hiện nhân sự của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương tiếp quản hoạt động của CBBank.
OceanBank
Trường hợp thứ hai là ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Nguyên Tổng giám đốc OecanBank kiêm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Nguyễn Xuân Sơn đã làm mất 800 tỷ đồng vốn góp của PVN tại ngân hàng này. Ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch OceanBank cũng dính đến cho vay sân sau.
GPBank
Thứ ba là ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank). Số lỗ lũy kế của ngân hàng này tới 12.000 tỷ đồng. GPBank được kỳ vọng là ngân hàng đầu tiên bán 100% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không thành công.
Cả OceanBank và GPBank đều được Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank) tiếp quản, tham gia quản trị, điều hành.
Vì sao ngân hàng không được “chết” và phải dùng phương án mua ngân hàng 0 đồng? Đó là để đảm bảo an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền. Tổng tiền gửi của khách hàng tại 03 ngân hàng này tính đến thời điểm bị mua 0 đồng khoảng 100.000 tỷ đồng.
2. Cổ phần được ủy quyền vô thời hạn
Ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank đã tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoặc tổ chức, cá nhân do NHNN chỉ định thực hiện đầy đủ các quyền của cổ đông tại Sacombank, Southernbank và ngân hàng sau sáp nhập.
Số liệu cuối cùng liên quan đến tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ông Trầm Bê và những người liên quan tại Sacombank là 6,7% vốn điều lệ Sacombank, gần 1.200 tỷ đồng theo thị giá cổ phiếu Sacombank là 14.300 đồng/cổ phần.
Chưa kể tỷ lệ cổ phần của ông Trầm Bê và những người có liên quan tại SouthernBank tới 20,14% tính đến 30/6/2014 khi chuyển đổi thành cổ phiếu Sacombank sau sáp nhập.
Một số cổ đông của Eximbank cũng thực hiện uỷ quyền vô thời hạn, không huỷ ngang toàn bộ số cổ phần sở hữu và đứng tên sai quy định cho Ngân hàng Nhà nước.
3. Tỷ giá biến động 4 lần Ngày 07/01/2015, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 1% từ 21.246 USD/VND lên 21.458 VNĐ/USD;
Ngày 07/5/2015, tỷ giá tăng thêm 1% từ 21.458 USD/VND lên 21.673 USD/VND.
Ngày 12/8/2015, Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá lên +/-2% sau nhiều năm duy trì mức +/-1%;
Ngày 19/8/2015, sau khi Trung Quốc phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ ngày 11/8/2015 buộc Ngân hàng Nhà Nước điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 1% từ 21.673 USD/VND lên 21.890 USD/VND và nới tiếp biên độ lên +/-3%.
Như vậy, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, cả năm 2015, VND đã mất giá 6%. Nguyên nhân, Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc phá giá mạnh mẽ gần 5% trong vòng 3 liên tiếp của tháng 8/2015, và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất USD thêm 0,25%/năm, kết thúc 8 năm lãi suất đồng tiền này ở mức tiệm cận 0%/năm.
4. Lãi suất tiền gửi USD về 0%
Ngày 28/9/2015, Ngân hàng Nhà nước chính thức giảm lãi suất tiền gửi USD về mức 0%/năm đối với doanh nghiệp. Lãi suất tiền gửi USD đối với cá nhân ở mức 0,25%/năm.
Từ ngày 18/12/2015, lãi suất tiền gửi USD cá nhân tiếp tục giảm về mức 0%/năm.
Đây là một bước tiếp theo trong quá trình chống USD hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
Tính đến ngày 30/9/2015, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng đã giảm về mức 2,9%/năm.
Đây là mức giảm rất mạnh khi nợ xấu của các ngân hàng tại thời điểm tháng 9/2012 khoảng 465.000 tỷ đồng (17,43%).
Đến hết tháng 6/2015, nợ xấu còn 160.000 tỷ đồng (3,72%) và đến cuối tháng 9 còn 2,9%, tương đương mức 130.000 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/11/2015, nợ xấu toàn ngành giảm còn 2,72%, tương đương trên 121.000 tỷ đồng.
6. Mua bán nợ theo giá thị trường
Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi bổ sung: Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được mua nợ xấu của các ngân hàng theo giá thị trường (trước đó mua theo giá trị sổ sách) và trả cho ngân hàng trái phiếu do VAMC phát hành.
Trái phiếu này được giao dịch trên thị trường mở (OMO), được dùng để tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước, được chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc với Ngân hàng Nhà nước.
7. Đấu giá cổ phần ngân hàng bị “ế”
Tháng 10/2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đấu giá thành công chỉ một nửa với hơn 40 triệu cổ phần ABBank. 41,5 triệu cổ phiếu còn lại tiếp tục đấu giá trong thời gian tới để thoái vốn.
Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đấu giá thất bại hơn 71 triệu cổ phiếuMaritimeBank.
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đấu giá không thành công cổ phiếu của SCB và OCB dù mức giá “bèo” 4.000 – 5.000 đồng/cổ phần.
Hàng loạt các cuộc đấu giá cổ phiếu của Saigonbank cũng “thê thảm” khi không có nhà đầu tư nhòm ngó.
Còn cuộc đấu giá cổ phần của VietABank chưa công bố kết quả.
8. Vietinbank đề xuất thử nghiệm nới room ngoại tới 40%
Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc Vietinbank đang đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc nới room cho nhà đầu tư ngoại theo lộ trình lên 30%, 35%, 40% và những mức khác nữa.
Hiện tỷ lệ sở hữu của cổ đông Vietinbank như sau:
9. Thông tư 36 tiếp cận lộ trình Basel II
Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, có hiệu lực từ 01/02/2015 đưa ra hàng loạt các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng.
Theo đó,“siết” vốn đổ vào chứng khoán, ngân hàng không được cho vay lĩnh vực này quá 5% vốn điều lệ.
Nới cho vay bất động sản bằng việc điều chỉnh hệ số rủi ro từ 250% theo quy định tại Thông tư 13 xuống còn 150%.
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng thương mại dưới 3%.
Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 TCTD khác, chỉ được nắm giữ dưới 5% vốn có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó.
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng đối với 1 khách hàng và người có liên quan…
Theo một lãnh đạo ngân hàng, thực hiện áp dụng chuẩn Basel II đến nay mới chỉ có 10 ngân hàng Việt đạt chuẩn.
10. Số lượng ngân hàng giảm còn 35 ngân hàng
Riêng trong năm 2015, giảm thêm 4 ngân hàng thông qua sáp nhập gồm: MHB vào BIDV; MDB vào MaritimeBank; Southernbank sáp nhập vào Sacombank; đang hoàn tất quá trình sáp nhập PGBank vào Vietinbank.
Như vậy, trong giai đoạn 2011-2015, hệ thống các tổ chức tín dụng đã giảm được 17 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, giảm 8 ngân hàng nội, kéo số lượng ngân hàng từ 43 giảm xuống còn 35 ngân hàng (gồm VDB và ngân hàng Chính sách xã hội).
Một ngân hàng liên doanh sáp nhập vào một ngân hàng nước ngoài khác.
Đóng cửa 7 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; giải thể, rút giấy phép 1 công ty cho thuê tài chính.
( trích anninhtienteonline)