Ngân hàng – Gói tín dụng 30,000 tỷ hỗ trợ nhà ở đã ” tiêu” được 45%

Ngân hàng – Gói tín dụng 30,000 tỷ hỗ trợ nhà ở đã ” tiêu” được 45%

Gói tín dụng 30.000 tỷ hỗ trợ nhà ở đã “tiêu” được 45%

Gói tín dụng hỗ trợ nhà ở đã giải ngân cho các đối tượng mua nhà vay 13.499 tỷ đồng (đạt 45%) vốn ưu đãi…

Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tính đến ngày 31/10, tổng số tiền các ngân hàng cam kết giải ngân theo gói tín dụng hỗ trợ nhà ở đạt 21.518 tỷ đồng, chiếm 72% tổng nguồn vốn. Trong đó, các ngân hàng đã giải ngân cho các đối tượng mua nhà vay 13.499 tỷ đồng (đạt 45%) vốn ưu đãi.

Thông tin trên báo Doanh nghiệp Việt Nam, theo dự báo của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, với tốc độ giải ngân như hiện nay thì nhiều dự đoán đến cuối quý I/2016 các ngân hàng thương mại có thể sẽ giải ngân xong gói hỗ trợ này.

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, tốc độ giải ngân gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng tăng rất nhanh so với thời kỳ đầu mới thực hiện. Trong đó, đối với hộ gia đình, cá nhân các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 31.367 hộ với số tiền là 14.694 tỷ đồng.

Cụ thể, 11.340 hộ vay để mua nhà ở xã hội (NƠXH) với số tiền là 4.569 tỷ đồng, 16.832 hộ vay để mua nhà ở thương mại (NƠTM) với số tiền là 8.775 tỷ đồng, 3.195 hộ vay để cải tạo, xây mới nhà ở với số tiền là 1.351 tỷ đồng.

Các ngân hàng đã giải ngân cho 31.364 hộ với số tiền là 10.072 tỷ đồng, 11.340 hộ mua NƠXH là với số tiền là 3.133 tỷ đồng, 16.831 hộ mua nhà ở NƠTM với số tiền là 5.834 tỷ đồng, 3.193 hộ vay cải tạo, xây mới nhà ở với số tiền là 1.105 tỷ đồng.

Riêng tại TP Hà Nội, các ngân hàng đã cam kết cho vay 13.557 hộ, với số tiền là 6.560 tỷ đồng, trong đó 6.023 hộ vay để mua NƠXH với số tiền là 2.573 tỷ đồng, 7.469 hộ vay để mua NƠTM với số tiền là 3.948 tỷ đồng, 65 hộ vay để cải tạo, xây mới nhà ở với số tiền là 39 tỷ đồng; đã giải ngân cho 13.555 hộ với số tiền là 4.486 tỷ đồng, 6.023 hộ mua NƠXH với dư nợ 1.790 tỷ đồng, 7.468 hộ mua NƠTM với dư nợ là 2.667 tỷ đồng, 64 hộ vay để cải tạo, xây dựng nhà ở với số tiền là 29 tỷ đồng.

Còn tại TP HCM, các ngân hàng đã cam kết cho vay 7.491 hộ, với số tiền là 4.198 tỷ đồng, trong đó 1.879 hộ vay để mua NƠXH với số tiền là 964 tỷ đồng, 5.538 hộ vay để mua nhà ở thương mại với số tiền là 3.194 tỷ đồng, 74 hộ vay để cải tạo, xây mới nhà ở với số tiền là 40 tỷ đồng; đã giải ngân cho 7.491 hộ với số tiền là 2.371 tỷ đồng, 1.879 hộ mua NƠXH với số tiền 567 tỷ đồng, 5.538 hộ mua NƠTM với số tiền là 1.775 tỷ đồng, 74 hộ vay để cải tạo, xây mới nhà ở với số tiền là 30 tỷ đồng.

Ngân hàng

Hết gói 30.000 tỷ đồng, người dân vẫn được vay vốn mua nhà với lãi suất thấp.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về nguyên nhân cơ bản dẫn đến gói 30.000 tỷ đồng giải ngân chậm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: Gói 30.000 tỷ đồng không phải do ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp mà được thực hiện theo nguyên tắc Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ các ngân hàng thương mại cho vay. Các ngân hàng thương mại phải sử dụng nguồn vốn huy động của người dân để thực hiện việc cho vay.

Ngoài các điều kiện theo quy định của Nghị quyết 02 và Nghị quyết 61, bên cho vay và khách hàng vay vốn còn phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật về cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng (bên cho vay phải thực hiện thẩm định hồ sơ để bảo đảm khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng, đề phòng tình trạng nợ xấu).

Cũng theo Bộ trưởng Trình Đình Dũng, thực tế triển khai cho thấy số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn hỗ trợ là rất lớn, tuy nhiên, trong đó có một tỷ lệ đáng kể chưa ứng điều kiện cho vay của ngân hàng(không chứng minh được điều kiện thu nhập đủ khả năng để trả nợ). Do đó, hầu hết các đối tượng khách hàng có mức thu nhập quá thấp, mặc dù đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Nghị quyết 02 và Nghị quyết 61 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Xây dựng, nhưng không chứng minh được khả năng trả nợ nên không được ngân hàng giải quyết cho vay vốn.

“Đây là gói hỗ trợ cho vay nhà ở, nếu chúng ta không làm chặt, sai đối tượng thì sẽ dẫn đến lợi dụng, tham nhũng, làm thất thoát và dư luận không đồng tình. Do đó, phải làm chặt, nhưng không phải vì làm chặt mà chúng ta lại làm chậm” – người đứng đầu ngành Xây dựng nêu quan điểm.

Thừa nhận kết quả giải ngân gói 30.000 tỷ đồng chưa được như mong muốn, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết: Bộ Xây dựng đã và đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giải quyết những vướng mắc, phát sinh liên quan đến các quy định; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục vay vốn; thúc đẩy tăng nguồn cung về nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có giá bán dưới 1,05 tỷ đồng nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ tín dụng nhà ở 30.000 tỷ đồng.

“Việc hỗ trợ người dân vay mua nhà với lãi suất thấp là công việc lâu dài chứ không chỉ gói 30.000 tỷ đồng. Đây là gói hỗ trợ trong giai đoạn thị trường bất động sản khó khăn. Hết gói 30.000 tỷ đồng, sẽ có các chương trình dài hạn hỗ trợ với lãi suất thấp, giúp người dân có thu nhập thấp vay vốn để cải thiện nhà ở theo Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành” – Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định.

( theo doisongphapluat)

 

Share this post