Chính sách tài chính, tín dụng mới có hiệu lực từ tháng 3/2016

Chính sách tài chính, tín dụng mới có hiệu lực từ tháng 3/2016

Chính sách tài chính, tín dụng mới có hiệu lực từ tháng 3/2016

Hướng dẫn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, các quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn của quỹ tín dụng nhân dân, vốn tự có của tổ chức tài chính vi mô, sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2016.Chinh sach tai chinh tin dung moi nam 2016
Hướng dẫn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoánNgày 18/12/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Theo đó, điều kiện niêm yết chứng khoán thực hiện theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP và 60/2015/NĐ-CP.

Cụ thể, điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM thực hiện theo quy định tại Điều 53 Nghị định 58 đã được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 60.

Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện theo quy định tại Điều 54 Nghị định 58. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện theo quy định tại Điều 57 Nghị định 58 và khoản 18 Điều 1 Nghị định 60.

Trong đó, giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo mẫu quy định tại các Phụ lục số 01 (a), 01 (b), 01 (c), 01 (d) ban hành kèm theo Thông tư này. Bản cáo bạch theo mẫu quy định tại các Phụ lục số 02, 03, 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn của quỹ tín dụng nhân dân

Ngày 31/12/2015, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư  32/2015/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với điều kiện ưu đãi  (ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ) cho những đối tượng sau đây:

Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán và thanh tra viên đang thanh tra tại quỹ tín dụng nhân dân.

Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại điểm a khoản này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Người thẩm định, xét duyệt cho vay của quỹ tín dụng nhân dân. Thông tư  32/2015/TT-NHNN thay thế Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN .

Quy định về vốn tự có của tổ chức tài chính vi mô

Theo Thông tư 33/2015/TT-NHNN , vốn tự có để tính các tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tài chính vi mô tại thời điểm 31/12/2015 được quy định như sau:

Vốn cấp 1: Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) 40 tỷ đồng; Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 2 tỷ đồng; Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 1 tỷ đồng; Lợi nhuận không chia 2 tỷ đồng; Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho tổ chức tài chính vi mô 10 tỷ đồng.

Số tiền được tính vào vốn cấp 2 gồm: Giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật 0,1 tỷ đồng; Quỹ dự phòng tài chính 2 tỷ đồng; Dự phòng chung 1 tỷ đồng; Các khoản nợ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 5 Thông tư này 27,5 tỷ đồng.

Quy định sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ

Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 39/2015/TT-NHNN quy định việc mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ để thực hiện việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức.

Theo đó, tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ được sử dụng để thực hiện các giao dịch chi sau đây: Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép; Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của chính tổ chức phát hành mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện phương án sử dụng vốn huy động từ đợt chào bán chứng khoán tại nước ngoài;

Chi trả cổ tức cho cổ đông ở nước ngoài và thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành ở nước sở tại; Chi mua lại chứng khoán của chính mình phát hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán của Việt Nam và nước sở tại; Chi thanh toán các chi phí liên quan đến việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài.

Quy định mới về tổ chức tín dụng

Ngày 31/12/2015, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 36/2015/TT-NHNN Quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.

Theo đó, các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng gồm có: Sáp nhập tổ chức tín dụng; Ngân hàng thương mại, công ty tài chính sáp nhập vào một ngân hàng thương mại; Công ty tài chính sáp nhập vào một công ty tài chính.

Đối với việc hợp nhất tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại hợp nhất ngân hàng thương mại thành một ngân hàng thương mại; Ngân hàng thương mại hợp nhất công ty tài chính thành một ngân hàng thương mại; Công ty tài chính hợp nhất công ty tài chính thành một công ty tài chính.

Trường hợp chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại.

Ngân hàng thương mại, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại.

(trích stockbiz.vn)

Share this post