Mua 3 ngân hàng 0 đồng: Tổng tài sản của các ngân hàng lớn giảm sút

Mua 3 ngân hàng 0 đồng: Tổng tài sản của các ngân hàng lớn giảm sút

Mua 3 ngân hàng 0 đồng: Tổng tài sản của các ngân hàng lớn giảm sút

Dữ liệu từ NHNN cho thấy, tổng tài sản của khối các ngân hàng thương mại Nhà nước trong tháng 2 giảm với mức giảm 0,13%, xuống gần 3,3 triệu tỷ đồng, sau khi có sự gia nhập khối của 3 ngân hàng 0 đồng.

Các ngân hàng bị mua với giá 0 đồng đều là ngân hàng yếu kém được đặt vào kiểm soát đặc biệt và đã lâm vào tình trạng vốn chủ sở hữu âm nên giải pháp tự tái cấu trúc hoặc sáp nhập, hợp nhất tự nguyện không khả thi

Các ngân hàng bị mua với giá 0 đồng đều là ngân hàng yếu kém được đặt vào kiểm soát đặc biệt và đã lâm vào tình trạng vốn chủ sở hữu âm nên giải pháp tự tái cấu trúc hoặc sáp nhập, hợp nhất tự nguyện không khả thi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố một số dữ liệu cơ bản tính đến cuối tháng 2/2016. Theo đó, tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tăng trở lại, với mức 0,74% so với đầu năm, đạt hơn 7,37 triệu tỷ đồng.

Tuy nhiên, tổng tài sản của khối các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước lại giảm, với mức giảm 0,13%, xuống gần 3,3 triệu tỷ đồng.

Trong đó, khối NHTM Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank), Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Đại Dương (OceanBank).

Có thể thấy rằng, việc mua lại 3 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, dù với giá 0 đồng là GPBank, OceanBank, CBBank và xếp 3 ngân hàng này vào nhóm cũng đã ảnh hưởng tới mức tổng tài sản chung của khối NHTM Nhà nước. Tháng trước, tổng tài sản của khối này cũng giảm.

Tính đến cuối tháng 1/2016, tổng tài sản có toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm 0,44% so với đầu năm, đạt mức 7,28 triệu tỷ đồng. Trong đó, giảm mạnh nhất là tổng tài sản có của khối các NHTM Nhà nước với mức giảm 1% xuống 3,27 triệu tỷ đồng. Các NHTM cổ phần cũng giảm 0,17% tổng tài sản có so với đầu năm, đạt 2,92 triệu tỷ đồng.

Theo NHNN, cả 3 Ngân hàng TMCP Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu, Đại Dương đều là ngân hàng yếu kém được đặt vào kiểm soát đặc biệt và đã lâm vào tình trạng vốn chủ sở hữu âm nên giải pháp tự tái cấu trúc hoặc sáp nhập, hợp nhất tự nguyện không khả thi. Vì vậy, 3 ngân hàng TMCP này buộc phải được xử lý theo hình thức Nhà nước mua cổ phần bắt buộc với giá 0 đồng (tức là NHNN không phải bỏ tiền ra mua ngân hàng) để xử lý, cơ cấu lại một cách triệt để, toàn diện.

Đối với 3 NHTM vừa được NHNN mua lại, NHNN chỉ định Vietcombank quản trị, điều hành Ngân hàng Xây dựng và VietinBank quản trị, điều hành Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu. Hiện nay, VietinBank và Vietcombank đều là những ngân hàng có tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động lớn, tình hình hoạt động kinh doanh ổn định, năng lực quản trị điều hành khá tốt và khẳng định vị thế quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Các quan hệ kinh tế, tài chính giữa VietinBank, Vietcombank với 3 Ngân hàng Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu và Đại Dương là quan hệ dân sự bình thường giữa hai pháp nhân độc lập và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Trở lại với các dữ liệu mới nhất của NHNN, sau khi giảm sút vào tháng 1, đến tháng 2, tổng tài sản các NHTM cổ phần đã rục rịch tăng, đạt gần 2,95 triệu tỷ đồng.

Ngoài ra, dữ liệu thống kê của NHNN cũng cho thấy, vốn tự có toàn ngành cũng tăng 0,73%. Riêng với khối các NHTM cổ phần, vốn tự có tiếp tục giảm 0,21% đạt 235,8 nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn là khối có vốn tự có cao nhất hệ thống. Tiếp đến là vốn tự có của khối các NHTM Nhà nước đạt 204 nghìn tỷ đồng.

Vốn điều lệ toàn hệ thống các TCTD cũng tăng 0,15% so với đầu năm lên gần 461 nghìn tỷ đồng, trong đó hầu hết các khối đều không tăng trưởng, riêng các NHTM cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân tăng trưởng lần lượt 0,29% và 1,56%.

Đến cuối tháng 2, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn toàn hệ thống ở mức 30,77%, giảm nhẹ so với tháng trước. Trong đó, tỷ lệ này tại các NHTM Nhà nước và cổ phần ở ngưỡng 34 – 35,5%, tại các công ty tài chính/cho thuê tài chính tăng mạnh lên 92,8%.

Theo quy định của NHNN, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài không có giá trị do khối này không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.

(trích dantri)

Share this post