Ngân hàng Liên Việt có “vỡ mộng” sau khi nhận sáp nhập Công ty Tiết kiệm Bưu điện?

Ngân hàng Liên Việt có “vỡ mộng” sau khi nhận sáp nhập Công ty Tiết kiệm Bưu điện?

Ngân hàng Liên Việt có “vỡ mộng” sau khi nhận sáp nhập Công ty Tiết kiệm Bưu điện?

ngân hàng liên việt

Sau khi nhận sáp nhập VPSC với kỳ vọng hơn 10.000 điểm bưu điện kết hợp ngân hàng trên cả nước sẽ đem lại hiệu quả công hưởng nhưng đến nay có lẽ đó vẫn còn là giấc mơ đối với LienVietPostBank.

Cho vay trên kênh phòng giao dịch bưu điện vỏn vẹn 2 nghìn tỷ

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đang vươn mình để trải rộng quy mô điểm giao dịch trên khắp các tỉnh thành cả nước.

Trong năm 2015, LienVietPostBank đã khai trương hoạt động thêm 2 Chi nhánh và 7 phòng giao dịch. Tính đến hết năm 2015, LienVietPostBank đã có 58 chi nhánh, 43 Phòng giao dịch, 1.081 Phòng giao dịch Bưu điện và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch trên hệ thống Bưu cục/Điểm bưu điện văn hóa xã của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đang trong quá trình chuẩn bị để triển khai cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Mặc dù có lợi thế từ mạng lưới phòng giao dịch Bưu điện phủ khắp cả nước tuy nhiên tính đến ngày 31/12/2015, dư nợ cho vay trên kênh phòng giao dịch bưu điện chỉ đạt …vỏn vẹn 2.154 tỷ đồng với gần 50.000 khách hàng cá nhân và 50.300 khoản vay.

Đây chắc chắn là một con số “thất vọng” đối với LienVietPostBank, bởi năm 2011, sau khi VNPost góp vốn bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) tương đương với 360 tỷ đồng – con số chính thức về giá trị doanh nghiệp sau khoảng hai năm định giá và góp vốn nhiều lần bằng tiền mặt vào LienVietPostBank. LienVietPostBank kỳ vọng sẽ trở thành ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng nhất, có mặt tại những xã vùng sâu, vùng xa nhất của Việt Nam với hơn 10.000 điểm giao dịch trên cả nước.

Giá trị của 10.000 điểm giao dịch đó được ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank giải thích rằng, nếu không có sự sáp nhập và kết hợp đó, với tốc độ phát triển mạng lưới như hiện nay thì cần phải mất cả trăm năm mới thiết lập được. Ngân hàng cho rằng sẽ tận dụng lợi thế của hệ thống các bưu cục đó thành các điểm giao dịch ngân hàng, huy động lượng tiền gửi trong dân cư, cũng như mở rộng các dịch vụ mới..

Đó cũng là lý do chính để LienVietBank mua lại VPSC với giá cao hơn hẳn khi so với các “mức chấm” của thị giá cổ phiếu các ngân hàng đang niêm yết.

Tuy nhiên, đến nay ngân hàng đã chưa khai thác hiệu quả VPSC như đúng kỳ vọng. Cũng chính vì vậy ngân hàng cho biết năm nay sẽ tập trung nguồn lực đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, đặc biệt phối hợp chặt chẽ với Bưu điện các tỉnh/thành phố để triển khai sản phẩm tín dụng bán lẻ trên hệ thống phòng giao dịch bưu điện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016.

Dư nợ tín dụng của ngân hàng trong nhiều năm qua liên tục không đạt kết quả kỳ vọng. Năm 2013, dư nợ tín dụng thị trường 1 đạt 35.425 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 88% kế hoạch. Năm 2014, tỷ lệ hoàn thành cũng chỉ đạt 77%. Năm 2015 các chỉ tiêu huy động vốn và dư nợ tín dụng lần lượt chỉ đạt 70% và 75% kế hoạch.

Lợi nhuận nhiều năm trượt dốc

Theo các chuyên gia nhận định, điểm yếu nhất của các ngân hàng thương mại cổ phần nước ta là quá chú trọng và chỉ dựa vào nguồn thu tín dụng mà bỏ quên các dịch vụ như thanh toán quốc tế, chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối,..

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng từng chia sẻ rằng “Đáng ra doanh thu phải từ dịch vụ như các ngân hàng nước ngoài thì mình chủ yếu thu từ lãi suất. Năng lực cạnh tranh quyết định bởi sản phẩm. Ngân hàng mà chỉ cạnh tranh bằng cho vay lấy lãi là vứt đi”.

Trong khi đó thực tế, theo thống kê của TS. Bùi Quang Tín, trong hệ thống Ngân hàng TMCP của Việt Nam, trên 70% nguồn thu từ tín dụng, 30% còn lại bao gồm kinh doanh ngoại hối (10%) và dịch vụ khác (gồm thanh toán quốc tế, chuyển tiền, giữ hộ, thu hộ) chiếm khoảng 20% trở xuống. LienVietPostBank cũng là một trong số các ngân hàng còn phụ thuộc phần lớn vào tín dụng.

ngan hang lien viet co vo mong sau khi sat nhap vaoLợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank năm 2015 đạt 422 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch và giảm 113 tỷ đồng so với kết quả đạt được trong năm 2015. Theo lý giải của ban lãnh đạo ngân hàng, nguyên nhân khiến lợi nhuận không đạt như kế hoạch là do … chênh lệch lãi suất không đạt như kỳ vọng.

Năm 2015, LienVietPostBank thực hiện chủ trương của NHNN về việc tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay khiến chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào – đầu ra trên thị trường 1 của ngân hàng bị thu hẹp nên mặc dù dư nợ tăng trưởng mạnh so với năm trước và cơ cấu tín dụng bán lẻ tăng cao trong tổng dư nợ nhưng thu nhập thuần từ lãi ở mức thấp và không đạt như kế hoạch đặt ra.

Trong năm 2015, mặc dù nợ quá hạn được kiểm soát nhưng chi phí trích lập dự phòng gia tăng do LienVietPostBank thực hiện bán nợ cho VAMC. Bên cạnh đó các khoản lãi treo cho vay (bao gồm: lãi treo của các khoản nợ quá hạn chưa thu được, lãi đã xử lý nhưng vẫn tiếp tục truy đòi, lãi của các khoản nợ đã bán VAMC mặc dù hạch toán ngoại bảng nhưng vẫn theo dõi tại ngân hàng) không được hạch toán vào thu nhập.

Và một nguyên nhân khác là chi phí hoạt động tăng do việc mở mới 2 chi nhánh, 7 phòng giao dịch khiến tổng chi phí năm 2015 lên 1.563 tỷ đồng.

Không chỉ kinh doanh không hiệu quả trong riêng năm qua, mà kết quả lợi nhuận trong 5 năm gần đây của LienVietPostBank trượt dốc dần. Dấu mốc lợi nhuận nghìn tỷ chỉ xuất hiện vào năm 2011 và chưa một lần quay trở lại.

Cổ tức cũng liên tục suy giảm trong nhiều năm. Năm 2014 LienVietPostBank đã không thực hiện trọn vẹn lời hứa với cổ đông. Đại hội đồng cổ đông năm 2014 đã thông qua tỷ lệ chi trả cổ tức 2014 là 10%, tuy nhiên ngân hàng chỉ trả 6%. Năm 2015, tỷ lệ chi trả cổ tức còn 4,5%, thấp hơn lãi suất tiết kiệm.

(Theo cafef)

Share this post