Lập hợp đồng thế chấp tài sản trên Phần mềm Quỹ tín dụng nhân dân eFUND
Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm: tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lãnh; tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước; tài sản hình thành từ vốn vay (Trích nghị định 85/2002-bổ sung nghị định 178/1999/NĐ-CP)
Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân, tài sản đảm bảo thường bao gồm 2 loại chính:
- Tài sản đảm bảo bên ngoài Quỹ tín dụng nhân dân: như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, xe cộ, máy móc, sổ lương.
- Tài sản đảm bảo do Quỹ tín dụng nhân dân phát hành: như Sổ tiết kiệm
Hợp đồng thế chấp là thỏa thuận về tài sản đảm bảo, nghĩa vụ đảm bảo đối với hợp đồng tín dụng, quy định về quyền và nghĩa vụ của Quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng vay vốn hoặc người bảo lãnh và biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ vay trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc khi xảy ra tranh chấp. Một hợp đồng thế chấp có thể có một hoặc nhiều tài sản đảm bảo.
Quy trình lập hợp đồng thế chấp trên Phần mềm Quỹ tín dụng nhân dân eFUND được thực hiện như sau:
Bước 1: Nhập thông tin hợp đồng thế chấp
- Truy cập vào chức năng theo đường dẫn sau: Tín dụng –> Tài sản đảm bảo –> Đăng ký hợp đồng thế chấp (Shift + F3)
- Nhập thông tin khách hàng, thông tin thành viên và thông tin hợp đồng thế chấp
- Nhấn nút “Thêm TS” để nhập thông tin tài sản đảm bảo, bao gồm: Loại TSĐB, tên tài sản, số lượng, giá trị, có hạch toán ngoại bảng TSĐB không.
- Nhấn nút “Lưu” để lưu thông tin tài sản đảm bảo trước, sau đó nhấn nút “Lưu” để lưu thông tin hợp đồng thế chấp.
- Nhấn nút “Lập GD nhập” để lập giao dịch nhập ngoại bảng TSĐB
- Trường hợp không hạch toán ngoại bảng, nhấn “In phiếu nhập” để in phiếu nhập TSĐB không hạch toán.
- Những thông tin nhập liệu cần lưu ý:
- Chú ý xác định đúng loại tài sản đảm bảo
- Chú ý check chọn có nhập ngoại bảng hay không
- Trong trường hợp khách hàng chưa tồn tại, yêu cầu phải đăng ký khách hàng hoặc khách hàng thành viên
- Nếu loại tài sản thế chấp chưa có, cần tiến hành đăng ký loại tài sản đảm bảo trong quản trị hệ thống
- Trường hợp nhập tài sản thế chấp là cầm cố sổ tiết kiệm có thể chọn thông tin tài sản chính là sổ tiết kiệm của khách hàng không cần nhập liệu
- Nếu hợp đồng thế chấp có nhiều TSĐB, sau khi lưu TSĐB thứ nhất tiếp tục nhấn nút “Thêm TS” để nhập tiếp TSĐB thứ 2. Và tiếp tục nhập cho đến hết.
- Truy cập danh sách HĐTC để xem lại hợp đồng thế chấp vừa khai báo
- Các phím tắt đặc biệt trên giao diện:
- F4: Xem và sửa thông tin khách hàng
- F6: Xem Thông tin HĐTC khác phát sinh trong ngày
- Ctrl +Alt + N: Lập GD nhập ngoại bảng
- Ctrl +Alt + X: Lập GD Xuất ngoại bảng
- Alt + N: Thêm tài sản
- Alt + E: Sửa tài sản
- Alt + D: Xóa tài sản
Bước 2: Nhập ngoại bảng tài sản đảm bảo
- Truy cập vào chức năng theo đường dẫn sau: Tín dụng –> Tài sản đảm bảo –> Nhập ngoại bảng
- Nhập thông tin giao dịch, thông tin HĐTC, nhập thông tin người giao nhận tài sản và giá trị tài sản nhập ngoại bảng.
- Nhấn nút “Lưu” để lưu thông tin giao dịch
- Nhấn nút “In GD” để in chứng từ kế toán
- Những thông tin nhập liệu cần lưu ý:
- Chọn đúng hợp đồng thế chấp với tài sản đảm bảo
- Bỏ qua bước này nếu TSĐB không chọn nhập ngoại bảng
- Truy cập kiểm soát, tìm giao dịch nhập ngoại bảng chưa duyệt để kiểm tra lại thông tin và duyệt giao dịch
- Các phím tắt đặc biệt trên giao diện:
- F3: Xem thông tin hợp đồng thế chấp
- F6: Xem Thông tin nhập ngoại bảng khác phát sinh trong ngày.