Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản A01 trên phần mềm quỹ tín dụng eFUND

Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản A01 trên phần mềm quỹ tín dụng eFUND

Bảng cân đối tài khoản kế toán (A01/QTDCS)

Bảng cân đối tài khoản kế toán phản ánh doanh số hoạt động và số dư của tất cả các tài khoản từ cấp V đến tài khoản cấp I trong kỳ hạch toán. Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập theo tháng, năm.

Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập cho các tài khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào bảng kết hợp tài khoản tháng (hoặc năm) để lập bảng cân đối tài khoản kế toán chi tiết đến cấp V. Khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán cần bảo đảm:

  • Đối với bảng cân đối tài khoản nội bảng:
    • Tổng Số dư đầu kỳ nợ = Tổng số dư đầu kỳ có
    • Tổng Doanh số phát sinh nợ = Tổng Doanh số phát sinh có
    • Tổng Số dư cuối kỳ nợ = Tổng số dư cuối kỳ có
  • Đối với bảng cân đối tài khoản ngoại bảng:
    • Tổng Số dư cuối kỳ = Tổng số dư đầu kỳ + Phát sinh nhập trong kỳ – Phát sinh xuất trong kỳ

Quỹ tín dụng nhân dân lập và gửi bảng cân đối tài khoản A01 theo mẫu quy định tại Công văn số 9574/NHNN-KTTC ngày 31/8/2007.

Mẫu bảng cân đối tài khoản A01                                                                              mau-bang-can-doi-tai-khoan-tren-phan-mem-quy-tin-dung-nhan-dan-efund-01
Cách ghi Bảng cân đối tài khoản A01

Cơ sở để lập bảng cân đối tài khoản là số liệu về doanh số, số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của các tài khoản sau khi đã đối chiếu khớp đúng với bảng kết hợp tài khoản. Các chỉ tiêu cụ thể trên bảng cân đối tài khoản gồm:

  • Cột Tên tài khoản: Tên của tài khoản hạch toán kế toán
  • Cột Số hiệu tài khoản: là số hiệu của tài khoản hạch toán kế toán
  • Cột Số dư đầu kỳ: là số dư đầu kỳ tương ứng với từng tài khoản
    • Cột Nợ: Ghi số dư đầu nợ của tài khoản
    • Cột Có: Ghi số dư đầu có của tài khoản
  • Cột Doanh số phát sinh trong kỳ: là tổng số phát sinh trong kỳ liên quan đến tài khoản đó.
    • Cột Nợ: Ghi doanh số phát sinh nợ trong kỳ của tài khoản
    • Cột Có: Ghi doanh số phát sinh có trong kỳ của tài khoản
  • Cột Số dư cuối kỳ: là số dư cuối kỳ tương ứng với từng tài khoản
    • Cột Nợ: Ghi số dư cuối nợ của tài khoản
    • Cột Có: Ghi số dư cuối có của tài khoản

Lưu ý:

  • Đối với những tài khoản có tính chất dư nợ hoặc lưỡng tính và có bù trừ:
    • Dư nợ cuối kỳ = dư nợ đầu kỳ + phát sinh nợ trong kỳ – phát sinh có trong kỳ
  • Đối với tài khoản có tính chất dư có hoặc lưỡng tính và có bù trừ:
    • Dư có cuối kỳ = dư có đầu kỳ – phát sinh nợ trong kỳ + phát sinh có trong kỳ
  • Đối với tài khoản có tính chất lưỡng tính không bù trừ:
    • Dư nợ cuối kỳ = dư nợ đầu kỳ + phát sinh nợ trong kỳ
    • Dư có cuối kỳ = dư có đầu ngày + phát sinh có trong kỳ

Cách lập bảng cân đối tài khoản kế toán A01 được thực hiện trên Phần mềm quỹ tín dụng nhân dân eFUND như sau:

  • Truy cập chức năng: Báo cáo -> Báo cáo tháng, quý, năm -> Bảng cân đối tài khoản kế toán A01

in-bang-can-doi-tai-khoan-tren-phan-mem-quy-tin-dung-nhan-dan-efund-02

  • Nhập điều kiện lấy dữ liệu cần in, chọn loại cân đối, loại tài khoản cần in, loại hiển thị dữ liệu
  • Nhấn nút “In báo cáo” để xem báo cáo trên chương trình
  • Nhấn nút “In ra máy in” để in trực tiếp ra máy in
  • Nhấn nút “Xuất file text” để xuất file gửi cơ quan chức năng
  • Nhấn nút “Xuất dữ liệu” để xuất dữ liệu ra file excel, word hoặc PDF
  • Những vấn đề cần lưu ý:
    • Tổng hợp dữ liệu kế toán trước khi in báo cáo.
    • Kiểm tra số dư đầu kỳ, doanh số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của cột tổng cộng cuối phần báo cáo phải cân đối vế nợ và vế có.
    • Khi kiểm tra báo cáo chú ý phần loại hiển thị dữ liệu:
      • In theo bộ tài khoản công văn 1687 sẽ chọn in bắt đầu từ ngày 01/07/2015.
      • In theo bộ tài khoản theo quyết định 479 sẽ chọn in trường đến ngày 30/06/2015 trở về trước.
  • Đối với việc kiểm tra bảng cân đối tài khoản kế toán trước khi xuất file gửi báo cáo ngân hàng nhà nước, cần chú ý in theo Bộ TKTH (tài khoản tổng hợp cấp ngân hàng nhà nước) để kiểm tra số dư đầu kỳ, doanh số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ phải cân giữa vế nợ và vế có.
  • Chỉ chọn in cân đối sau kết chuyển vào thời điểm cuối năm tài chính, sau khi đã thực hiện kết chuyển thu nhập – chi phí.
    • Lưu ý: Đối với bảng cân đối tài khoản kế toán sau kết chuyển cần phải đảm bảo số dư của các tài khoản loại 7, 8 đều phải bằng 0.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản A01 trên phần mềm quỹ tín dụng nhân dân eFUND. NGV hy vọng rằng những thông tin bổ ích này sẽ hỗ trợ cho Quý Quỹ và Quý bạn đọc rõ hơn về phần BCTC. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Cổ phần NGV để được trợ giúp.

 

Share this post